Cảnh giác với các chiêu bán hàng "xách tay" Đức

Google News

Cùng với hàng xách tay từ Nhật Bản, Hàn Quốc, hàng "xách tay" Đức đang được người tiêu dùng ưa chuộng bởi chất lượng cao và hình thức đẹp. Vì thế, số lượng người bán hàng Đức trên mạng đang gia tăng nhanh chóng.

Canh giac voi cac chieu ban hang
 Lực lượng chức năng kiểm tra một cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm. Ảnh: PV.
Không thể phủ nhận chất lượng hàng Đức
Công bằng mà nói, các mặt hàng gia dụng, đặc biệt là hàng điện tử của Đức được các bà nội trợ “xiêu lòng” không chỉ bởi kiểu dáng hiện đại, hình thức sắc sảo, mà chất lượng hàng Đức thực sự đáng nể.
Chị Nguyễn Lan Chi – tín đồ của hàng Đức “xách tay” - cho biết: Chị khá hài lòng với những sản phẩm được bạn bè mua giúp từ Đức về.
Chị từng mua hàng các nước Châu Âu, trong đó có hàng Đức tại các siêu thị, nhưng không ưng ý bằng việc đặt bạn bè mua và mang về giúp từ Đức. Chị cho rằng, các mặt hàng điện gia dụng, thuốc, mỹ phẩm… có chất lượng rất yên tâm.
Cần cảnh giác “hàng trộn”
Đó là cảnh báo của chính chủ nhân chuyên bán hàng trên mạng (qua Facebook). Theo chị, chất lượng hàng Đức rất tốt, bền, đẹp nên người tiêu dùng rất tin tưởng và yên tâm.
Tuy nhiên, do chất lượng tốt, bền đẹp, Đức lại là quốc gia có mức sống khá cao nên giá cả hàng hóa tại nước này hoàn toàn hề rẻ nếu quy đổi giá trị đồng tiền Châu Âu và Việt Nam. Chính vì vậy, việc bán hàng mang lại lợi nhuận không cao. Nếu bán với giá quy đổi tương đương thì mức tiêu thụ sẽ rất chậm bởi thu nhập của người Việt đa phần chỉ ở mức trung bình.
Chính vì vậy, để có hàng rẻ, thu hút người tiêu dùng, các chủ hàng liên tục phải “săn” các đợt giảm giá. Đây là việc làm hết sức vất vả, người “đánh hàng” phải rạc chân trên các con phố, trong các siêu thị để tìm mua đồ…
Tuy nhiên, bên cạnh những người bán hàng có tâm, vẫn có những người muốn thu lời nhanh bằng cách trộn thêm hàng giả để lừa người tiêu dùng.
"Nhiều người mua hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng để trộn vào và giả danh đó là hàng xách tay là chiêu phổ biến để đánh lừa những khách hàng khù khờ do sản phẩm không được nhập khẩu chính ngạch và không được cơ quan chức năng kiểm nghiệm chất lượng. Nhiều khi người tiêu dùng không thể biết được chất lượng, xuất xứ thực của hàng hoá" - chị Trần Thị Ngọc, một chuyên gia chuyên kinh doanh hàng Đức, cho biết.
Theo cơ quan chức năng, mỹ phẩm là 1 trong 3 mặt hàng “nóng” dễ làm giả nhất với thủ đoạn vi phạm rất tinh vi như: Trực tiếp sản xuất, pha chế, sang chiết, đóng gói hàng giả ra các bình, lọ chai dán nhãn của nước ngoài như Nhật, Pháp, Mỹ, Úc; đặt hàng ở Trung Quốc theo những sản phẩm nổi tiếng của nước ngoài, sau đó, đem về Việt Nam tiêu thụ.
Việc kiểm tra và xử lý các trường hợp mỹ phẩm giả, không rõ xuất xứ nguồn gốc còn nhiều khó khăn, chủ yếu vẫn dựa vào các thủ tục giấy tờ. Vì vậy, để tự bảo vệ mình, người tiêu dùng chỉ nên mua hàng của các hãng có văn phòng đại diện, các sản phẩm có hóa đơn, chứng từ hợp lệ.

Theo Lao Động