Theo đó, chiếc bình đồng này được cho là đã bị lấy đi trong thời kỳ cướp bóc Cung điện Mùa hè Bắc Kinh năm 1860 và được phát hiện tại Kent, đông nam nước Anh.
Di tích sẽ được bán tại Phòng trưng bày Cuộc đấu giá Canterbury vào ngày 11 tháng 4 với ước tính bán được từ 120.000 đến 200.000 bảng Anh (170.000 đô la - 285.000 đô la, tương đương từ 3,8 tỷ đến 6,5 tỷ đồng).
Theo Phòng trưng bày Đấu giá Canterbury, chỉ có sáu chiếc bình tương tự, được gọi là Ying, được cho là tồn tại, và năm trong số đó nằm trong viện bảo tàng.
|
Chiếc bình được định giá lên tới 6,5 tỷ đồng. |
Chiếc bình đồng được cho là có nguồn gốc từ triều đại Tây Chu (1027-771 TCN). Nó được gọi là Tiger Ying bởi vì vòi nước và nắp đậy được làm bằng khuôn mẫu của sinh vật.
Ba tác phẩm bằng đồng khác của nhà Thanh cũng được tìm thấy bởi nhà tư vấn của saleroom về nghệ thuật Trung Quốc, Alastair Gibson.
Ông nói: "Khi tôi được yêu cầu xem một bộ sưu tập nhỏ các đồ đồng của Trung Quốc trong ngôi nhà ồn ào này, tôi không tưởng tượng được một cánh cửa sẽ mở ra khoảng thời gian lịch sử năm 1860".
Một bài kiểm tra trên lõi gốm của tay cầm được thực hiện ở Oxford đã xác định tuổi của chiếc bình đồng này là từ 2.200 đến 3.500 năm tuổi.
Cung điện Mùa hè đã bị quân đội Anh và Pháp cướp phá và tiêu diệt trong Chiến tranh nha phiến thứ hai vào khoảng giữa năm 1856 - 1860.
Người ta cũng tìm thấy là một bản lưu trữ các bức thư và bức ảnh từ Royal Marines Harry Lewis Evans (1831 - 1883), người đã tham gia chiến đấu trong chiến tranh kể lại rất sống động khoảng thời gian của mình ở Trung Quốc.
Trước khi đến Bắc Kinh, Evans đã tham gia vào việc chiếm Canton vào năm 1857 và bị thương nhẹ trong cuộc tấn công thất bại trên pháo đài Taku ở cửa sông Pei-ho vào năm 1859.
Trong bức thư gửi cho mẹ ngày 17 tháng 10 năm 1860, ông đã tiết lộ chi tiết về việc cướp bóc Cung điện Mùa hè bởi quân đội Anh và Pháp dưới sự chỉ huy của Cao ủy Anh tại Trung Quốc, Lord Elgin.
Trong thư, ông kể người Pháp đã mang theo đồng hồ, áo khoác lông thú hay bất cứ những gì có thể tìm được. Họ hò nhau mang theo càng nhiều càng tốt”.
Một lá thư khác, ông viết, "Từ cung điện, tôi đã thành công trong việc lấy được nhiều bình bằng men và đồng, cũng như một số chiếc cốc và đĩa bằng sứ của Hoàng đế (màu vàng với những con rồng xanh)”.
Hơn 150 năm sau cuộc chiến, Bắc Kinh đã nỗ lực khôi phục lại các các di vật và tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp.
Trong năm 2009, Trung Quốc đã công bố kế hoạch gửi một nhóm các chuyên gia tới các viện bảo tàng và thư viện - bao gồm Bảo tàng Anh và Bảo tàng Victoria và Albert ở London - nhằm mục đích liệt kê các tác phẩm đã bị lấy đi.
Cùng năm đó, nhà bán đấu giá Christie's đã bị Trung Quốc yêu cầu thu hồi hai con thú bằng đồng của nhà Thanh, cùng tuyên bố rằng chúng bị cướp phá khỏi Cung điện.
Vào thời điểm đó, Christie cho biết việc bán hàng là hợp pháp và tiến hành đấu giá, nhưng người mua ở Trung Quốc đã từ chối trả tiền cho họ.
Vào tháng 6 năm 2013, Francois-Henri Pinault, chủ sở hữu của Christie, đã đưa hai con thú bằng đồng vào Trung Quốc nhằm tăng cường quan hệ ngoại giao và thương mại giữa Pháp và Trung Quốc. Các bức tượng đồng sau đó được đặt trong Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh.
Người ta cũng cho rằng nhiều kho báu của Trung Quốc đã được các thương gia Trung Quốc mua lại với mục đích hồi hương các đồ vật.
Năm 2007, Stanley Ho, tỷ phú Macau casino magnate, đã mua một con ngựa đồng, được cho là đã được lấy từ cung điện mùa hè, với giá khoảng 9 triệu USD và tặng nó cho Trung Quốc.
Theo UNESCO, khoảng 1.64 triệu di tích Trung Quốc được lưu giữ tại hơn 200 viện bảo tàng ở 47 quốc gia.
Theo Khánh Hồng/ Vietq