Chủ doanh nghiệp nên làm gì để "sống sót" qua đại dịch Covid-19?

Google News

(Kiến Thức) - Đại dịch Covid-19 buộc các doanh nghiệp thay đổi cách thức hoạt động của mình, phổ biến nhất chính là cho phép nhân viên làm việc tại nhà. Qua đó dùng công nghệ để quản lý nhân viên từ xa.

Covid-19 chính thức trở thành một đại dịch và nó khiến các doanh nghiệp buộc phải thay đổi cách làm việc. Phần lớn cách doanh nghiệp ở Châu Âu, Mỹ, Trung Đông và Nga đã khuyến nghị nhân viên nên làm việc tại nhà, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Đối với các chủ doanh nghiệp đã quen với việc quản lý các dự án, nhân viên từ một văn phòng thông thường, Covid-19 đã đặt ra nhiều thách thức mới. Làm sao để một người có thể quản lý hiệu quả các quy trình, hoạt động và nhân viên thông qua việc sử dụng công nghệ?
Sự thay đổi đột ngột này là không thể lường trước được, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có hàng trăm hoặc hàng ngàn nhân viên.
Mặc dù đại dịch Covid-19 được dự đoán sẽ thay đổi rõ rệt cách thức hoạt động của nhiều doanh nghiệp trong tương lai, nhưng nó cũng mang lại những cơ hội cho các nhà tư vấn quản lý nhân sự, điều đã được vạch ra từ 10 năm nay "Đầu tư vào công nghệ làm việc tại nhà".
Đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế thế giới lao đao. Lối thoát duy nhất là dạy cho các chủ doanh nghiệp và nhà quản lý thiếu kinh nghiệm thích nghi với hiện tượng mới này. Dưới đây là một số cách để giúp chủ doanh nghiệp thích ứng với điều kiện hiện nay.
Chu doanh nghiep nen lam gi de
 Làm việc tại nhà là xu thế trong thời kỳ dịch Covid-19.
Đặt mục tiêu mới
Chủ doanh nghiệp nên làm rõ mục tiêu mới và vai trò công việc cho toàn bộ nhân viên. Sự thay đổi trong mô hình kinh doanh là một động thái tuyệt vời để hiểu được các hoạt động kinh doanh tổng thể, quy trình công việc và hiệu suất.
Các nhà quản lý doanh nghiệp nên đảm bảo mỗi nhân viên hiểu được kịch bản mà công ty đang đối mặt, và tương lai công ty sẽ như thế nào. Từ đó đặt ra sứ mệnh và tầm nhìn tổng thế mới.
Mục tiêu mới có thể là các mục tiêu kinh doanh mới và phân khúc thị trường mới. Rõ ràng kinh doanh tổng thể hiệu quả sẽ giúp hiệu suất lợi nhuận tốt hơn và giúp nhân viên có động lực hơn với công việc.
Giao tiếp
Giao tiếp được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho thành công của doanh nghiệp, nhưng nó còn quan trọng hơn khi phải là việc từ xa. Nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đưa ra quyết định và tiếp cận với các nhân viên.
Một nghiên cứu gần đây của Harvard Business Review cho thấy hơn 45% nhân viên từ xa tin rằng các nhà quản lý thành công thường xuyên liên lạc với họ về tất cả các khía cạnh của công việc.
Một mẹo khác là giữ tên và ảnh của tất cả các thành viên trong nhóm gần bạn và tự hỏi mình 'Tôi đã liên lạc với nhân viên X và Y hôm nay chưa?' Điều này sẽ đảm bảo bạn không bao giờ bỏ lại bất kỳ nhân viên nào trong thời gian khủng hoảng này,
Kết nối
Để giải quyết thách thức trong quản lý thời dịch Covid-19, các chủ doanh nghiệp nên dành thời gian để tương tác với nhân viên.
Nhân viên khi làm việc tại nhà rất có thể sẽ cảm thấy như bị bỏ rơi và bị phân biệt đối xử, điều này làm giảm hiệu suất công việc. Bản thân các chủ doanh nghiệp không quen tiến hành các cuộc họp ảo có thể cảm thấy căng thẳng trong việc quản lý công việc và nhân viên một cách có trật tự.
Mẹo ở đây là nên lắng nhe nhân viên, tin tưởng và tạo cho họ cảm giác tôn trọng bằng cách sử dụng các câu hỏi han trong cuộc gọi, hãy hỏi nhân viên tình hình sức khoẻ, và gia đình như thế nào, điều này sẽ giúp nhân viên thoải mái hơn và tạo hiệu suất công việc tốt hơn.
Không để chậm trễ quá trình chuyển đổi
Điều quan trọng các chủ doanh nghiệp phải sỡ hữu được hạ tầng công nghệ cơ bản sớm nhất có thể. Hãy chắc chắn rằng tất cả nhân viên đều có thể truy cập vào công nghệ cần thiết.
Liệt kê danh sách ai có máy tính xách tay? Đặt lình trình và thời gian quản lý thế nào? Có nên chuyển thời gian làm việc 8 giờ hành chính sang bất kỳ lúc nào không? Những nhân viên không có máy tính xách tay hoặc smartphone sẽ thế nào?. Các chủ doanh nghiệp nên đảm bảo rằng toàn bộ nhân viên đều có quyền truy cập đầy đủ vào công nghệ, để không ai cảm thấy bị bỏ rơi.
Minh Tuấn