Khuyến nghị mua VPB với giá mục tiêu 30.000 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) thông báo đã nhận được khoản giải ngân khoản vay hợp vốn nước ngoài trị giá 150 triệu USD với thời hạn 5 năm từ Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC). Mục đích của khoản vay này là tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và nhiều dự án liên quan đến môi trường và chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Dù không công bố chi phí huy động nhưng ngân hàng cho biết sẽ lãi suất sẽ ưu đãi hơn so với vốn vay trong nước. Đây là khoản vay hợp vốn nước ngoài thứ ba mà VPB huy động được trong năm 2022, tương đương với 0,7% tổng tài sản sinh lãi hợp nhất của VPB tính đến quý 3/2022.
VPB là một trong những ngân hàng tích cực nhất trong danh mục theo dõi trong việc huy động vốn từ nước ngoài.
Theo ước tính, VPB đã huy động được khoảng 1,25 tỷ USD từ các khoản vay vốn nước ngoài vào năm 2022. VCSC kỳ vọng các khoản vay nước ngoài này sẽ hỗ trợ chi phí huy động vốn của VPB thông qua việc giảm áp lực cho ngân hàng trong việc thu hút tiền gửi dài hạn và phát hành giấy tờ có giá, vốn có chi phí cao để hỗ trợ nguồn vốn trung và dài hạn của ngân hàng.
VCSC hiện khuyến nghị MUA đối với VPB với giá mục tiêu là 30.000 đồng/cổ phiếu.
|
CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 1/12? |
Khuyến nghị mua cho CTR với giá mục tiêu 83.500 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Duy trì khuyến nghị MUA đối với Tổng CTCP Công trình Viettel (CTR) khi chúng tôi kỳ vọng công ty sẽ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng EBITDA mạnh mẽ, dẫn đầu dẫn đầu bởi mảng Cho thuê hạ tầng (Towerco).
VCSC giảm 7% giá mục tiêu chủ yếu do (1) tỷ lệ WACC giả định tăng 40 điểm cơ bản và giảm 14% EV/EBITDA mục tiêu, ngoài ra còn từ (2) điều chỉnh giảm 17% tổng EBITDA dự báo giai đoạn 2023-2026 của chúng tôi cho mảng Towerco của CTR.
Kỳ vọng EBITDA của CTR sẽ có tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) là 22% (so với 31% trước đây) cho giai đoạn 2022-2025 — dẫn dắt bởi EBITDA của mảng Towerco tăng 42% CAGR (so với 48% trước đây). Dự báo đóng góp EBITDA của Towerco sẽ tăng từ 22% vào năm 2021 lên 42% vào năm 2025 (so với mức 41% trước đó).
Trong năm 2023, VCSC dự báo doanh thu của CTR đạt 10 nghìn tỷ đồng (+11% YoY) với LNST sau lợi ích CĐTS đạt 429 tỷ đồng (+7% YoY). Mức tăng doanh thu và lợi nhuận dự phóng được dẫn dắt bởi mảng Towerco nhưng bị ảnh hưởng bởi tăng trưởng thấp của mảng Xây dựng.
Theo dự phóng, EV/EBITDA năm 2023/2024 của CTR sẽ đạt 9,6/7,8 lần, nhờ triển vọng tăng trưởng EBITDA mạnh mẽ của công ty và đóng góp ngày càng tăng từ mảng Towerco.
Rủi ro đối với quan điểm tích cực: Tăng trưởng tiêu thụ dữ liệu di động chững lại; Viettel ưu tiên sở hữu tòa tháp thay vì thuê ngoài cho CTR; các công ty viễn thông không sẵn sàng chia sẻ tháp viễn thông.
Khuyến nghị mua PTB với giá mục tiêu 69.700 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN cho CTCP Phú Tài (PTB) dù giảm 35% giá mục tiêu do giá cổ phiếu của công ty đã giảm 36% trong 3 tháng qua.
Giá mục tiêu thấp hơn của là do (1) giảm 24% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2022-2024 và giảm P/E mục tiêu đã chiết khấu từ 8.8 lần còn 8,2 lần. Những yếu tố này được bù đắp một phần nhờ cập nhật mô hình định giá từ giữa 2023 sang cuối 2023.
VCSC điều chỉnh dự báo LNST sau lợi ích CĐTS do giảm dự báo doanh thu và biên lợi nhuận ròng vì có quan điểm kém tích cực hơn đối với triển vọng nhu cầu khách hàng từ thị trường trong nước và xuất khẩu. VCSC giả định mảng đồ gỗ nội thất Việt Nam và doanh thu xuất khẩu của PTB sẽ duy trì diễn biến kém tích cực trong nửa đầu năm 2023 trước khi phục hồi, phù hợp với kỳ vọng của các công ty trong ngành.
Dự báo LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi 2022 (không bao gồm BĐS và ghi nhận một lần thiệt hại do cháy) sẽ giảm 9% trong 2022 từ mức cơ sở thấp 2021 trước khi phục hồi 7% YoY trong 2023.
Giá mục tiêu tương ứng P/E cốt lõi dự phóng năm 2023 là 8,4 lần so với trung bình 3 năm của các công ty cùng ngành là 11,0 lần. Chúng tôi cho rằng mức định giá thấp hơn này là hợp lý đối với cơ cấu công ty đa ngành của PTB và các yếu tố chưa chắc chắn hiện tại về triển vọng nhu cầu khách hàng.
Rủi ro tiềm ẩn: Hoạt động xây dựng trong nước hoặc nước ngoài và nhu cầu từ thị trường nhà ở thấp do các diễn biến vĩ mô bất lợi; các mảng kinh doanh mới chậm (BĐS và thạch anh); những thay đổi trong chính sách thương mại toàn cầu có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam.
Anh Nhi