Có bao nhiêu cửa hàng khắp VN bán khăn Trung Quốc mác Khaisilk?

Google News

(Kiến Thức) - Sau khi bị bóc phốt bán hàng Trung Quốc nhưng vẫn gắn mác Việt Nam, cửa hàng tơ tằm nức tiếng Hà Nội của thương hiệu Khaisilk đang bị khách quay lưng và "ném đá".

Như Kiến Thức đã đưa tin, sau nhiều ngày im lặng, doanh nhân Hoàng Khải - ông chủ thương hiệu Khaisilk - đã thừa nhận bán lụa tơ tằm xuất xứ từ Trung Quốc và cúi đầu xin lỗi người tiêu dùng. Bên cạnh thái độ bức xúc vì bị lừa dối bấy lâu nay, nhiều độc giả còn băn khoăn, không biết Khaisilk có bao nhiêu cửa hàng đã từng trưng bày những sản phẩm Trung Quốc song luôn được gắn mác Khaisilk "made in Việt Nam".
Kiến Thức điểm lại những cửa hàng khăn lụa tơ tằm mang thương hiệu Khaisilk: 
Co bao nhieu cua hang khap VN ban khan TQ mac Khaisilk?
Cửa hàng Khaisilk vắng lặng sau khi doanh nhân Hoàng Khải thừa nhận thương hiệu Khaisilk có bán lụa tơ tằm xuất xứ từ Trung Quốc.
Cửa hàng 113 Khaisilk Hàng Gai im lìm sau khi bị bóc phốt
Theo tìm hiểu của Kiến Thức, vào năm 1989, ông Hoàng Khải đã thành lập cửa hàng Khải Silk đầu tiên trên phố Hàng Gai với mong muốn đưa những sản phẩm lụa tơ tằm chất lượng cao của Việt Nam đến tay bạn bè quốc tế. Do định vị phân khúc khách hàng cao cấp, lại là người đi tiên phong trên thị trường nên thương hiệu lụa Khaisilk từ cửa hàng đầu tiên ở 113 Hàng Gai, Hà Nội, đã hiện diện nhanh chóng tại những khu vực nổi tiếng như 101 Đồng Khởi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh hay khách sạn Intercontinental Peninsula Đà Nẵng và JW Marriott Phú Quốc với doanh thu “khủng”.
Như vậy, từ Bắc chí Nam, thương hiệu lụa tơ tằm Khaisilk hiện đang có mặt ở 4 cửa hàng.
Vốn là một trong những cửa hàng bán lụa tơ tằm nổi tiếng sầm uất trên con phố vàng Hàng Gai, Hà Nội, thế nhưng, từ khi bị bóc "phốt" bán hàng Trung Quốc gắn mác hàng Việt Nam, cửa hàng này bỗng vắng vẻ lạ thường.
Cụ thể, ghi nhận của Kiến Thức từ 9h30 đến 11h trưa 26/10, tại cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai hầu như không có khách đến mua bán dù vẫn mở cửa bình thường. Ngay cả thông tin ông chủ Khaisilk tiết lộ rằng sẽ thu hồi và bồi thường những sản phẩm không ưng ý cho khách thì vẫn chưa thấy bất kỳ dấu hiệu nào của khách hàng đến giao dịch.
Theo một số người dân xung quanh, việc cửa hàng vắng khách như thế này là khá hiếm thấy, vì cửa hàng này trước kia lúc nào cũng có khách ra vào xem và mua bán.
Co bao nhieu cua hang khap VN ban khan TQ mac Khaisilk?-Hinh-2
Cửa hàng khăn lụa tơ tằm Khaisilk vắng vẻ trong suốt buổi sáng nay. 
Co bao nhieu cua hang khap VN ban khan TQ mac Khaisilk?-Hinh-3
 
Khách hàng bức xúc vì bị lừa dối suốt 30 năm
Lý giải về hiện tượng giải không thấy khách hàng kéo đến cửa hàng Khải Silk để trả hàng lấy bồi thường, nhiều độc giả cho rằng, sự thừa nhận đau đớn của ông Hoàng Khải không thể xoa dịu được sự lừa dối người tiêu dùng trong mấy chục năm qua khi ông bỏ qua lợi ích khách hàng để kiếm nhiều tỉ đồng đút túi.
Nickname Bạch Huệ phân tích, một cái khăn bé tí của Khải Silk có thể có giá 2-3 triệu đồng/chiếc vì nó được quảng cáo là thương hiệu Việt, khăn lụa Việt do bàn tay và khối óc của người Việt tạo ra. Biết bao du khách, người Việt tin tưởng mua khăn lụa Khải Silk làm quà cáp tặng người thân, bạn bè, cấp trên vì sự trân quý đó, cũng là sự ủng hộ thương hiệu Việt.
“Thế nhưng Khaisilk đã cho những người yêu thương hiệu Việt "một cái tát sấp mặt". Vì ham siêu lợi nhuận đã lừa dối người dùng, mua khăn lụa Trung Quốc rẻ bèo về bán với giá trên trời. Nếu truy xét, có thể khởi tố hình sự vì buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, lừa đảo khách hàng.
Khaisilk là thương hiệu đã tồn tại 30 năm vậy trong 30 năm qua, bao nhiêu khách hàng đã bị lừa bởi cách làm ăn gian dối? Một doanh nhân trẻ, thành đạt, thường hay nói về triết lý kinh doanh, một tấm gương cho nhiều startup trẻ mà chọn con đường làm ăn gian dối, thật thất vọng. Thử nghĩ một du khách nước ngoài mua khăn lụa Khaisilk làm quà cho người thân nhưng về nước biết đó là hàng Trung Quốc thì thế nào?”, nickname Bạch Huệ bình luận.
Ông chủ Khaisilk thừa nhận bán khăn 'made in China' và cúi đầu xin lỗi. Nguồn: BVN TV:
Cùng quan điểm, chị Lê Mai (Cầu Giấy Hà Nội) chia sẻ, việc nhiều người tiêu dùng Việt Nam không đến trả hàng để nhận đền bù vì họ cho rằng không đáng. Không đáng bởi khi mang khăn thương hiệu Khaisilk đi tặng là họ dùng uy tín và danh dự của họ để trao của người nhận, nhưng giờ tá hỏa ra là hàng giả, người được tặng tuy không trách nhưng họ vẫn cảm thấy vô cùng xấu hổ cho danh dự và uy tín của mình. Mà điều đó thì không có giá nào bồi thường được...
Không đáng nữa là vì họ không còn tin tưởng vào lời xin lỗi của một thương hiệu làm ăn gian dối và một vị doanh nhân từ bỏ đạo đức kinh doanh không lấy cái tâm làm gốc.
“Ông có vẻ đàng hoàng, khi nói, sẽ sẵn sàng đổi và trả lại tiền nếu khách hàng từng là nạn nhân mang đến. Nhưng tôi nghĩ có thể một số đối tác đặt hàng số lượng lớn, chưa tiêu thụ, họ sẽ trả lại. Chứ những người mua làm kỷ niệm, đã dùng, tặng, biếu... rồi thì chả ai muốn đến xếp hàng chìa các loại giấy tờ hóa đơn ra để đổi sản phẩm hoặc lấy lại tiền làm gì!
Có những giá trị khi mất đi, thật khó đong đếm và bù đắp nổi. Nhất là thương hiệu Khaisilk, mặt hàng của họ thuộc dòng cao cấp, chủ yếu được người ta mua để dùng làm vật phẩm đem tặng, biếu các vị khách trọng, phần đông là người nước ngoài. Ông Khải liệu có xin lỗi được hết những người khách ấy?”, nickname Chiến Văn đặt câu hỏi.
Và theo anh Chiến Văn, nếu muốn xin lỗi tất cả những người mà Khaisilk gây lỗi, chắc Khaisilk phải thuê sân vận động quốc gia Mỹ Đình, mời tất cả nạn nhân ngồi lên khán đài, rồi đứng dưới sân cúi đầu xoay đủ bốn phương tám hướng. Như vậy, mới tương đối trọn vẹn và đầy đủ....
Bảo Ngọc