Để cân nhắc nên gửi tiết kiệm ngân hàng hay đầu tư vào bất độc sản, mọi người có thể tham khảo bài viết sau.
1. Gửi tiết kiệm
Ưu điểm
An toàn, ít rủi ro
Gửi tiết kiệm ngân hàng là kênh đầu tư an toàn được nhiều nhà đầu tư ưa thích. Các ngân hàng hiện nay đều có bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Tuy nhiên, khách hàng cần lựa chọn ngân hàng uy tín để đầu tư
Đa dạng kỳ hạn gửi
Bạn có thể lựa chọn kỳ hạn gửi từ 1 tuần, 2 tuần,... đến 1, năm, 2 năm, 3 năm tùy theo nhu cầu
Đa dạng về hình thức trả lãi
Nhiều ngân hàng cho phép khách hàng lựa chọn hình thức trả lãi linh hoạt như: trả lãi hàng tháng, hàng quý, cuối kỳ, tiết kiệm trả lãi trước
Đa dạng về gói gửi tiết kiệm
Trên cơ sở các hình thức gửi tiết kiệm, các ngân hàng phát triển nhiều gói gửi phù hợp với từng phân khúc khách hàng khác nhau, đa dạng cho khách hàng lựa chọn
Thủ tục gửi đơn giản, nhanh chóng
Ngoài cách gửi tiết kiệm truyền thống tại quầy, các ngân hàng hiện nay phát triển hình thức gửi tiết kiệm online giúp khách hàng có thể gửi tiết kiệm nhanh chóng với mức lãi suất ưu đãi hơn khi giao dịch tại quầy
Thích hợp ngay cả khi số tiền đầu tư không quá lớn
Thông thường, chỉ với số tiền từ 1.000.000 đồng là bạn hoàn toàn có thể gửi tiết kiệm để sinh lời
Cơ sở cho nhiều mục đích khác
Tiền gửi tiết kiệm ngân hàng có thể làm cơ sở xác minh để vay vốn, mở thẻ tín dụng, xác định khả năng tài chính để đi du lịch, du học.
Nhược điểm
Lãi suất thấp và chịu ảnh hưởng của lạm phát
Thông thường, nếu bạn gửi 1 tỷ đồng vào ngân hàng với kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 6,8%/năm, số tiền lãi sau 1 năm là 68.000.000 đồng. Phương pháp này khá an toàn nhưng khi gửi tiền ở ngân hàng, bạn sẽ phải chịu tác động của lạm phát
Không hấp dẫn với các nhà đầu tư ưa thích mạo hiểm
Sự an toàn luôn tỷ lệ nghịch với lợi nhuận đạt được
Không thể linh hoạt rút vốn
Với các nhà đầu tư năng động với nhiều dự án cần xoay vòng vốn thì gửi tiết kiệm có kỳ hạn sẽ khiến bạn bị động khi muốn rút tiền ngay lúc đó.
2. Đầu tư mua đất
Ưu điểm
Lợi nhuận cao
Nếu bạn mua được bất động sản có vị trí tốt; giao thông thuận lợi; tiện ích hoàn chỉnh;… thì giá cho thuê và bán lại sẽ cao hơn nhiều lãi gửi ngân hàng. Những khu đất ở vị trí tốt cũng có khả năng tăng giá nhanh
Kênh tích lũy tài sản an toàn
Bất động sản là tài sản đầu tư tích lũy có giá trị, do giá đất thường tăng lên theo thời gian chứ không bị sụt giảm và ít chịu tác động xấu theo chu kỳ tăng trưởng hay suy thoái của thị trường. Trong điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay, nhà đầu tư không lo tài sản bị mất giá. Tình trạng xấu nhất là đất nền không tăng giá nhưng điều này đã không xảy ra kể từ năm 2014 đến nay.
Nhược điểm
Số tiền đầu tư lớn
Bạn cần số tiền lớn thì mới có thể đầu tư mua đất
Rủi ro cao
Nếu chẳng may mua phải mảnh bất động sản bị vướng vào các vấn đề pháp lý, vị trí không thuận lợi, hệ thống giao thông kém thì khả năng bán lại rất khó. Nếu bạn cần huy động vốn gấp đôi khi phải bán chịu lỗ. Còn nếu chờ tăng giá để bán lại sẽ cần thời gian rất lâu
Tính thanh khoản của bất động sản không cao: bất động sản có giá trị cao nên để bán cần thời gian dài.
3. Nên gửi tiết kiệm hay mua đất?
Để quyết định gửi tiết kiệm hay mua đất, nhà đầu tư nên cân nhắc nhiều yếu tố:
Với điều kiện thu nhập trung bình hoặc thấp, lựa chọn gửi tiết kiệm với mức lãi suất hợp lý sẽ đem lại lợi nhuận ổn định cho bạn
Trong điều kiện lãi suất thị trường không ổn định và lạm phát cao, gửi tiết kiệm sẽ không đem lại nhiều lợi nhuận cho bạn
Nếu bạn là nhà đầu tư ưa thích mạo hiểm, mong muốn cơ hội đầu tư sinh lời cao thì đầu tư vào bất động sản là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Xu hướng giá bất động sản tăng lên theo thời gian
Nếu bạn không có nhiều kiến thức đầu tư vào bất động sản và ưa thích kênh đầu tư an toàn thì nên gửi tiết kiệm sẽ tối ưu cho bạn.
Nói chung, không có một câu trả lời tuyệt đối nào cho câu hỏi bạn nên để tiền để gửi tiết kiệm ngân hàng hay mua đất đem lại lợi nhuận cao nhất. Hình thức đầu tư nào cũng có những ưu, nhược điểm riêng. Vì vậy, bạn cần cân nhắc kỹ càng trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Theo Thạch Thảo/Khoevadep