Kurokawa nhận yêu cầu xin lỗi qua điện thoại hoặc thông qua biểu mẫu gửi trên trang web của công ty (http://shazaiya.com/). Khách hàng của anh ta có thể được nhóm thành hai loại cơ bản: một là những công ty cần xin lỗi khách hàng đang giận dữ, hai là người "không chung thuỷ" có nhu cầu xin lỗi vợ hoặc chồng mình. Khách hàng cần giải thích nguyên nhân của lời xin lỗi và nói ra khu vực cần đến để thực hiện hành động này. Hầu hết nhân viên sẽ đến tận nơi để nói lời xin lỗi nhưng gọi điện thoại cũng có thể là một lựa chọn.
Tùy theo từng yêu cầu, Kurokawa sẽ ủy quyền yêu cầu cho nhân viên phù hợp nhất. Người này sau đó sẽ đóng giả danh tính của người xin lỗi như nhân viên của công ty cần đi xin lỗi khách hàng hoặc người yêu cũ của người bạn đời không chung thuỷ. Với những thông tin được khách hàng cung cấp, nhân viên sẽ bắt đầu quá trình quan sát đối tượng.
Công ty của Kurokawa có cách thức để tìm "mục tiêu" của họ: Thu thập một số thông tin về đối tượng như nơi làm việc hay địa chỉ nhà rồi sau đó ngồi và chờ đợi.
Khi mục tiêu xuất hiện, nhân viên sẽ sử dụng lời xin lỗi trang trọng nhất và cực đoan nhất của Nhật Bản, sẽ quỳ gối theo kiểu dogeza, quỳ lạy trước khách hàng hoặc người chồng khó tính. Mục tiêu luôn bị bất ngờ và theo Kurokawa, luôn chấp nhận lời xin lỗi để tránh những rắc rối dù là nhỏ nhất.
Không như những quốc gia khác, ý tưởng thuê ai đó để đưa ra lời xin lỗi không quá lạ lùng ở Nhật Bản. Hoặc ít nhất là nó đã trở nên đủ phổ biến để khiến cho vài công ty mọc thêm trong vài năm vừa qua và cung cấp dịch vụ này.
Kurokawa khẳng định rằng lời xin lỗi của nhân viên mình luôn thành công. Các đối tượng thường quá sợ hãi bởi những người trông như mafia nên không thể làm gì khác ngoài việc chấp nhận lời xin lỗi.
Tất cả nhân viên đều làm việc toàn thời gian. Họ có tình yêu dành cho công việc của mình. Tất nhiên, đây không phải là công việc tình nguyện.
Theo Huy Nguyễn/Arttimes/Tokyo Weekender