Sai lầm 1: Chạy theo bạn bè
Một trong những cách khiến bạn gặp rắc rối về tiền bạc nhanh nhất là cố gắng chạy theo lối sống và tài sản của những người xung quanh. Đây là tình trạng phổ biến với với hầu hết chúng ta, là văn hóa chúng ta đang sống.
Nhưng chạy theo những lối sống vượt quá khả năng là tự sát về tài chính. Những người thực sự thành công có tư duy độc lập hơn.
Xây dựng cuộc sống phù hợp với bạn - và chỉ một mình bạn - đòi hỏi ý chí bền vững. Hãy kiểm soát tài chính của bạn bằng cách theo dõi chi tiêu của bạn, có thể nhờ một số công cụ theo dõi đơn giản trên kho ứng dụng điện thoại.
Sai lầm 2: Để mong muốn trở thành thói quen
Bạn có thể hợp lý hóa một món đồ xa xỉ nhỏ bé vì nó rẻ. Chi 5 đô la cho một cốc cà phê ưa thích không phải là một khoản tiêu quá lớn.
Nhưng nếu làm điều đó mỗi ngày, khoản tiền trị giá 5 đô la sẽ thành khoản chi phí 150 đô la một tháng - tức là 1.800 đô la một năm - chỉ cho một cốc nước hàng ngày. Hãy theo dõi chi tiêu của bạn hàng ngày hoặc hàng tuần. Đó là cách tốt nhất để kiểm soát chi tiêu của bản thân.
Sai lầm 3: Thiết lập chế độ tự động đăng ký dịch vụ
Nhiều công ty tận hưởng dòng thu nhập từ những khách hàng đăng ký dịch vụ tự động hàng tháng và sau đó quên theo dõi khoản phí này. Hãy nhớ hủy dịch vụ cáp hoặc điện thoại mà bạn không còn cần đến. Những khoản phí nhỏ này cộng lại sẽ thực sự thành những chi phí vô cùng lớn.
Sai lầm 4: Tiết kiệm từng đồng xu, nhưng phung phí hàng nghìn đô la
Mọi chi tiêu cần có kế hoạch tài chính cụ thể (Nguồn: MSN)
Rất nhiều triệu phú lựa chọn lối sống tiết kiệm. Họ tiết kiệm từng đồng chi phí giặt là, phí ngân hàng hay thậm chí là những chi tiêu cho bản thân như cắt tóc, gội đầu… Thậm chí họ sẽ phát điên lên nếu như biết rằng mình đã chi tiêu vượt định mức cho một món thực phẩm hoặc một bữa ăn nào đó. Tuy nhiên, khi từng đồng xu này tiết kiệm được, họ lại đổ vào những du thuyền hạng sang, xe hơi, nhẫn kim cương hoặc những kỳ nghỉ đắt tiền.
Sai lầm 5: Không lập kế hoạch dựa trên thực tế
Một sai lầm tiền bạc lớn mà nhiều người giàu mắc phải là không lập kế hoạch chi tiết cho tương lai dựa trên những điều kiện thực tế, chẳng hạn như thiếu kế hoạch nghỉ hưu, thiếu kế hoạch đầu tư bất động sản, kế hoạch không cập nhật với thay đổi thực tế.
Khi không có kế hoạch chi tiết, bất cứ vấn đề nào phát sinh cũng sẽ ảnh hưởng đến thu nhập và dòng tài chính của bạn. Vì thế, hãy đảm bảo mọi thứ thật chắc chắn bằng những kế hoạch chi tiết và thực tế.
Theo Dân Việt