Ban ngày đội nón lá, đi ủng, xuyên qua khắp các cánh đồng. Buổi tối dựng trường quay trực tiếp trong bếp để giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp của miền núi vùng sâu vùng xa đến người tiêu dùng nơi thành phố thông qua livestream. Đây chính là cuộc sống của một cặp vợ chồng 9x ở trấn Nam Khanh, huyện Nam Tĩnh, thành phố Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
Cặp đôi đều tốt nghiệp Đại học Đồng Tể, chồng là Kha Gia Hoa, vợ là Chu Tích. Cả hai sau khi tốt nghiệp đại học và làm việc tại các thành phố lớn đều quyết định trở về quê hương để sống một cuộc sống bình dị, trồng rau sạch theo mô hình sinh thái mà mình hằng mơ ước.
|
Họ làm việc lúc mặt trời mọc và nghỉ ngơi lúc hoàng hôn. |
Vào mùa xuân, không khí sâu trong núi quyện với mùi đất, cỏ cây hoa lá rất dễ chịu. Mỗi ngày, cặp vợ chồng 9x lại khao khát trở thành một nông dân chuyên nghiệp thế hệ mới. Họ làm việc lúc mặt trời mọc và nghỉ ngơi lúc hoàng hôn.
Ban đầu, nhiều người không hiểu, rất tò mò về chuyện hai sinh viên tốt nghiệp Đại học Đồng Tế về quê làm ruộng. Họ coi thường cặp đôi thế nhưng hiện tại, tất cả mọi người đã phải nhìn nhận lại. Đôi bạn trẻ đã trở thành cặp đôi "thần tiên quyến lữ" khiến mọi người hâm mộ.
Quen và yêu nhau thời đại học
Kha Gia Hoa được nhận vào Đại học Đồng Tể năm 2009, chuyên ngành giao thông vận tải. Năm 2010, anh thành lập một hợp tác xã nông nghiệp có tên “Dream Farm” trong khuôn viên trường, cùng các thành viên làm nông nghiệp trên một mảnh đất trong khuôn viên trường. Gia Hoa trồng rau và bán cho các giáo viên ăn. Không ngờ, điều này lại mở đường cho sự lựa chọn kinh doanh của anh sau khi tốt nghiệp.
Kha Gia Hoa nói với phóng viên rằng, anh rất thích trồng cây, đồng thời cũng thấy nó công việc này rất có giá trị. Sau khi tốt nghiệp năm 2013, Gia Hoa vẫn nuôi ước mơ khởi nghiệp trong các dự án nông nghiệp. Anh quyết định khởi nghiệp tại cơ sở ươm, tạo vườn sinh thái 60 mẫu trong khuôn viên Đại học Đồng Tể và đăng ký thành lập công ty thương hiệu riêng "Tề Nông Gia Viên" tại Thượng Hải.
|
Ảnh của Trương Kim Xuyên. |
Nhớ lại câu chuyện khởi nghiệp trong khuôn viên trường, Kha Gia Hoa rất ấn tượng: "Ban đầu, quỹ khởi nghiệp không đủ dùng, tôi lái xe ba bánh đặc biệt để giao đồ cho mọi người trong khuôn viên trường đại học Đồng Tể. Các giáo viên đặc biệt thích loại rau của tôi trồng, đây là động lực để tôi kiên trì".
"Trong thời gian học đại học, khóa học tự chọn của tôi cần điều tra một số trường hợp kinh doanh của sinh viên đại học. Tôi đã biết về dự án của Gia Hoa thông qua các bạn trong câu lạc bộ, sau đó tôi tìm hiểu sâu hơn về Gia Hoa và dự án của anh ấy", Chu Tích, cô gái sinh năm 1991 nói.
Chu Tích sinh ra ở Thái Nguyên, Sơn Tây, gặp Kha Gia Hoa khi đang học tại Đại học Đồng Tể. Qua tiếp xúc, cô thấy cả hai bên đều rất quan tâm đến những điều mới mẻ và cảm thấy có chí hướng chúng. Sau đó, cả hai có ấn tượng tốt về nhau và tiến tới hẹn hò, yêu đương.
Sau khi tốt nghiệp, Chu Tích lựa chọn đi du học Pháp trong hai năm. Mặc dù hai người ở hai nơi xa cách nhưng Chu Tích vẫn tham gia dự án của Kha Gia Hoa, mối quan hệ giữa hai bên ngày càng bền chặt.
Sau khi Chu Tích trở về Trung Quốc, cô chính thức trở thành vợ của Kha Gia Hoa.
|
Kha Gia Hoa quyết định trở về quê hương Nam Kinh để khởi nghiệp. |
Trở về quê hương lập nghiệp
"Gia đình lúc đó rất sốc, nghĩ rằng xuất thân từ ngôi làng miền núi để học tập ở thành phố lớn đã khó, lại còn đi du học mở mang tầm mắt. Cứ nghĩ sau khi tốt nghiệp sẽ làm một công việc lương cao, ổn định. Không ai ngờ, sau khi tốt nghiệp, tôi chọn ngành nông nghiệp". Nói về việc chọn dự án nông nghiệp và trở về quê hương để khởi nghiệp, Kha Gia Hoa cũng cho biết gia đình anh từng không thể chấp nhận điều đó trong một thời gian dài.
Kha Gia Hoa cho biết, sau trận đại dịch năm ngoái, anh trở về quê hương lâu hơn và ngày càng cảm thấy môi trường sinh thái ở vùng núi đặc biệt thích hợp cho việc trồng trọt theo hướng sinh thái tự nhiên mà họ mơ ước. Vì vậy, anh quyết định trở về quê hương Nam Kinh để khởi nghiệp.
|
Hai vợ chồng Kha Gia Hoa và Chu Tích kiên trì với định hướng của minh. - Ảnh của Trương Kim Xuyên |
Phu xướng phụ tùy, Chu Tích cũng buông bỏ những điều kiện vượt trội và triển vọng phát triển ở đô thị, cùng chồng đi vào trong núi sâu để bắt đầu cuộc sống thuận tự nhiên của mình, bắt đầu khởi nghiệp bằng con đường nông nghiệp.
Thực tế, Kha Gia Hoa lớn lên ở nông thôn, luôn có ước mơ xây dựng một "trang trại hạnh phúc". Anh tin rằng công việc với cường độ cao, nhịp độ nhanh và cuộc sống nơi đô thị không phải là điều anh muốn, hơn nữa nông nghiệp là một bộ môn với những thí nghiệm bất tận, xứng đáng để anh cống hiến hết mình.
Chu Tích cũng cho rằng giá trị của một cá nhân phụ thuộc vào những gì mà mang lại cho xã hội. Cô ấy cảm thấy những gì chồng mình đã làm là điều có giá trị xã hội và có thể giúp mọi người giữ sức khỏe, ăn đồ ăn lành mạnh, an toàn, cô rất ủng hộ.
"Tôi đang theo học ngành marketing, công việc cốt lõi của tôi là làm cầu nối và giới thiệu những sản phẩm tốt cho những người có nhu cầu.
Môi trường sinh thái trên núi đặc biệt tốt, nước suối núi ngọt, không khí mát mẻ, trời trong xanh, rau trái thơm lành… Thực sự hạnh phúc khi để họ hàng và bạn bè có thể ăn các loại trái cây và rau quả được trồng trong điều kiện đất, nước và không khí tốt", Chu Tích nói.
Theo quan điểm của Chu Tích, việc tham gia vào việc trồng cây sinh thái rất có ý nghĩa, đặc biệt là sau khi trở thành một người mẹ, cô có ý thức về sứ mệnh làm mang đến những bữa ăn an toàn cho gia đình, đồng thời giúp những bữa ăn của nhiều gia đình an toàn hơn.
Chu Tích cho biết cô rất thích thử thách, cảm giác mạo hiểm khi bắt đầu kinh doanh, cô muốn phát huy hết khả năng của mình và tạo cho mình một không gian để làm việc.
Giấc mơ trên núi đầy hạnh phúc, vui vẻ
Về quê lập nghiệp, ngày nào hai vợ chồng cũng chạy xe đi làm dưới ánh nắng ban mai, chiều tà mới về nhà, trồng trái cây và rau hữu cơ phù hợp với tất cả các mùa.
Thuở ban đầu, con đường nông nghiệp sinh thái của họ không mấy thuận buồm xuôi gió. Duy trì hệ sinh thái ban đầu có nghĩa là đồng hành với sâu bệnh, thêm nữa năng suất của trồng rau sạch nói chung thấp hơn so với trồng trong nhà kính. Mưa lớn và hạn hán ảnh hưởng nhiều hơn đến việc trồng và thu hoạch.
|
Hai vợ chồng đều chăm chỉ tìm hiểu những kỹ thuật mới về trồng rau sinh thái tự nhiên. - Ảnh của Trương Kim Xuyên. |
Đồng thời, trong quá trình thúc đẩy nông nghiệp sinh thái, Kha Gia Hoa cũng cảm nhận được làm người nông dân cực kỳ vất vả. Không chỉ vất vả về mặt vật chất mà thường thì nỗ lực và thành quả cũng không đi đôi với nhau. Họ muốn thử phương pháp mới, chứng minh cho mọi người xem.
Để trồng nông sản chất lượng cao, bạn phải học hỏi, thực hành và tìm tòi. Mở album điện thoại của Kha Gia Hoa và Chu Tích, ảnh và video gần như chỉ toàn đất, nước suối, hoa màu và gia cầm.
"Mỗi con gà và mỗi loại rau đều là gia đình của tôi", Chu Tích nói và cho biết thêm, cô thường chụp ảnh và ghi lại tình trạng sinh trưởng của các loại cây trồng và vật nuôi khác nhau để hiểu được thói quen và đặc điểm sinh trưởng của chúng. Đồng thời, trên nền tảng Internet, Chu Tích cũng gặp gỡ nhiều "nông dân thế hệ mới" giống mình, cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trồng trọt những lúc rảnh rỗi.
Bằng sự nỗ lực không ngừng của hai vợ chồng, ngày càng nhiều người dân trong làng đứng vào hàng ngũ trồng cây sinh thái sạch, mảnh đất hơn 200 mẫu khô cằn đã ngày càng trở nên căng mọng và có sức sống.
"Hiện có hơn 30 loại rau được chuyển đến các thành phố lớn và cung không đủ cầu", Kha Gia Hoa nói khi đang livestream chia sẻ chuyện của mình. Anh muốn câu chuyện ở vùng núi được kể cho nhiều người hơn, đồng thời, mọi cùng cũng có thể được sử dụng các loại rau an toàn và đảm bảo này.
|
Khi rảnh rỗi, Kha Gia Hoa và Chu Tích cũng lướt mạng và thăm thú trang cá nhân của bạn bè. |
Cả Kha Gia Hoa và Chu Tích đều tin rằng, mặc dù không được học đúng chuyên ngành nhưng họ có thể xây dựng một cầu nối để vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp sinh thái từ vùng núi đến thành phố, để nhiều người có thể tiếp cận và sử dụng thực phẩm chất lượng.
Khi rảnh rỗi, Kha Gia Hoa và Chu Tích cũng lướt mạng và thăm thú trang cá nhân của bạn bè. So sánh với khung cảnh thành phố, đồ ăn và những điều thú vị mà các bạn cùng lớp đăng tải, đất đai màu mỡ mà cặp vợ chồng đo bằng bước chân, mùi thơm của những bông hoa ở sâu trong núi, vẻ đẹp của các loài chim và khung cảnh đồng quê lại khiến họ cảm nhận những giá trị khác biệt của cuộc sống.
"Nông thôn là một thế giới rộng lớn và còn nhiều việc phải làm", Kha Gia Hoa nói rằng thông qua trồng trọt và chăn nuôi sinh thái, toàn bộ ngành nông nghiệp tại địa phương có thể tồn tại và tăng thu nhập cho dân làng. Đồng thời, anh cũng khuyến khích nhiều bạn trẻ cùng chí hướng tham gia.
Theo Dân Việt