Hãy ghi nhớ tâm lý “bán chuối” của người Do Thái

Google News

Từ ngàn xưa, người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được.

Nhân vật chính trong câu chuyện bán chuối nổi tiếng của người Do Thái là Yamer - nhân viên bán hàng ở một cửa hàng hoa quả. Vì rất nghiêm túc trong công việc và thông minh nhanh nhẹn nên anh được ông chủ yêu quý, vừa vào làm không lâu đã được làm quản lý.
Hay ghi nho tam ly “ban chuoi” cua nguoi Do Thai
 
Nhờ những phương pháp tiếp thị tuyệt vời, thường xuyên phát triển nhiều hoạt động ưu đãi khác nhau để thu hút khách hàng, nên dưới sự quản lý của Yamer, công việc kinh doanh của cửa hàng trái cây ngày càng phát đạt, tiếng tăm lan rộng, những người dân lân cận trở thành khách hàng thường xuyên.

Nhưng cuộc đời không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Khi cửa hàng kinh doanh trái cây đang rất phát triển, một nhân viên vì bất cẩn nên đã để xảy ra hỏa hoạn tại kho chứa trái cây. Ngọn lửa thiêu rụi nhiều hàng hóa, nhờ cứu hỏa kịp thời nên 15 thùng chuối trong kho hàng mới được giữ lại
Hay ghi nho tam ly “ban chuoi” cua nguoi Do Thai-Hinh-2
 
Tuy nhiên, do bị lửa hun nên vỏ các quả chuối thành ra có nhiều vết đen nhỏ trông rất xấu xí. Yamer không còn cách nào khác là bán chuối với giá thấp hơn so với giá ban đầu.
Giá ban đầu 5$/0,5kg chuối đã giảm xuống còn 3$, nhưng khi nhìn thấy quả chuối, khách hàng không hề muốn mua. Thấy vậy, Yamer tiếp tục giảm giá, nhưng vẫn không có ai chịu mua.
Để bán được chuối càng sớm càng tốt, Yamer nghĩ ra phương pháp khác, nhận thấy chuối có mùi vị bình thường ngoại trừ phần vỏ xấu xí, nên anh quyết định cắt chuối thành từng miếng, cho vào các khay cùng nhiều loại trái cây khác và bán theo khay.
Dần dần, một số khách hàng cũng để ý tới, một vài hộp chuối cũng đã được bán thành công. Nhưng đáng tiếc là doanh số vẫn không đủ, Yamer cảm thấy tốc độ bán chuối có thể không theo kịp tốc độ chuối hư hỏng.
Hay ghi nho tam ly “ban chuoi” cua nguoi Do Thai-Hinh-3
 
Trong lúc cấp bách, Yamer nghĩ ra một kế hoạch khác, anh nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu nướng chuối bởi vì sau khi chuối được nướng lên, mọi người sẽ chỉ tập trung vào việc chuối nướng có ngon hay không, không còn để ý tới vỏ chuối xấu xí nữa. Yamer ngay lập tức bắt tay vào làm.
Bằng cách này, trong mùa đông khắc nghiệt, mặt hàng chuối nướng của Yamer đã thu hút rất nhiều khách và ai cũng thấy nó rất ngon, giá chuối nướng cũng từ từ tăng lên 6$ so với giá ban đầu là 1$ một miếng. Sau cùng, Yamer đã kiếm được rất nhiều tiền nhờ món chuối nướng.
Vậy bài học kinh doanh rút ra từ câu chuyện bán chuối này của người Do Thái là gì?
Dám đổi mới và phá bỏ tư duy cố hữu
Hay ghi nho tam ly “ban chuoi” cua nguoi Do Thai-Hinh-4
 
Đại đa số mọi người đều là kiểu "ngựa quen đường cũ", chúng ta quen dùng tư duy vốn có của mình để nhìn nhận và giải quyết vấn đề, ngay cả khi gặp một vấn đề không giải quyết được, chúng ta vẫn không thể học cách linh hoạt, không thể phá vỡ những suy nghĩ vốn có. Người ta nói "Mọi con đường đều dẫn đến thành Rome", nếu con đường này không dễ đi, hãy chọn một con đường khác. Đừng giới hạn suy nghĩ của bạn. Thực tế, chìa khóa để trở nên giàu có không phải là chăm chỉ mà là sự linh hoạt của bộ não của bạn. Vì vậy, nếu bạn muốn trở nên giàu có, bạn phải dám đổi mới và cố gắng phá bỏ lối suy nghĩ cố hữu, học cách linh hoạt trong ý tưởng, chỉ có như vậy bạn mới có thể đặt ra được nền móng cho thành công.

Chuyển bị động thành chủ động
Hay ghi nho tam ly “ban chuoi” cua nguoi Do Thai-Hinh-5
 
Trong quá trình theo đuổi sự giàu có, trong vô thức, nhiều người sẽ chọn cách trốn tránh khi gặp trở ngại, khó khăn, hoặc thụ động chờ đợi cơ hội xuất hiện, tuy nhiên, làm thế nào để chắc chắn rằng đó phải là cơ hội hay không? Có một câu nói rằng, cơ hội thường dành cho những người chuẩn bị sẵn sàng, nếu bạn muốn kiếm tiền, thay vì thụ động chờ đợi, tốt hơn nên chủ động. Chỉ bằng cách đá phăng sự thụ động, biến cơ hội kinh doanh và khách hàng thành thứ mà bạn có thể chủ động, bạn mới có thể kiếm tiền hiệu quả hơn. Vì vậy, học cách biến bị động thành chủ động, biến bất lợi thành lợi thế là một tư duy có lợi đáng để học hỏi.

Theo Công lý & xã hội