Homestay ở Hà Nội vắng như… “Chùa Bà Đanh”

Google News

Ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, loại hình lưu trú - Homestay ở Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, ế ẩm và trong tình trạng đóng cửa hàng loạt.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên ngành du lịch – dịch vụ khách sạn, lưu trú đang gặp phải rất nhiều khó khăn, trong đó các Homestay – loại hình lưu trú mới ở Hà Nội vô cũng bị ế ẩm và trong tình trạng đóng cửa hàng loạt.
Điều đáng nói là chủ các homestay ở Hà Nội phần đa là cá nhân, hộ gia đình hoặc những nhà đầu tư quy mô nhỏ, với số vốn đầu tư cải tạo cả trăm triệu đồng, trong khi dịch bệnh lại tiếp tục bùng phát, khiến họ lao đao.
Homestay o Ha Noi vang nhu… “Chua Ba Danh”
Covid-19 khiến ngành du lịch gặp vô vàn khó khăn, trong đó bao gồm những người kinh doanh Homestay. Ảnh minh họa 
Là chủ của 4 căn homestay ở Hà Nội, chị Nguyễn Tú Anh cho biết, từ đầu tháng 3 khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, lượng khách đặt phòng qua hệ thống Airbnb giảm mạnh và thậm chí hủy phòng hàng loạt.
Trước đó, tỷ lệ lấp đầy vẫn ở mức 70-80%, với nguồn khách chủ yếu qua Airbnb. Bởi vậy, chị buộc phải dừng hoạt động căn homestay ở phố Quán Thánh, quận Ba Đình và thanh lý đồ đạc và chia tay căn nhà với bao tiếc nuối.
Đối với hai căn homestay ở phố Nguyễn Khắc Cần (quận Hoàn Kiếm) và một căn ở Phố Huế (quận Hai Bà Trưng) được đầu tư giữa năm 2018, với số vốn lên đến vài trăm triệu đồng, nhưng chưa thu hồi được vốn nên chị Tú Anh đã cố gắng cầm cự. Tuy nhiên, hơn nửa năm trôi qua cả 2 homestay này đều vắng khách.
Giữa tháng 7 vừa qua, chị đăng tin cho thuê dài hạn, với mức giá giảm kịch sàn, nhưng cũng không có người hỏi thuê. Với mong mỏi gỡ gạc lại chút vốn liếng đã đầu tư, cuối tháng 7 chị Tú Anh đành thanh lý toàn bộ nội thất và trả lại căn nhà.
“Khi tôi quyết định đóng cửa 2 cái homestay này tôi nghi đó là phương án an toàn nhất hiện nay, bởi vì nếu vẫn tiếp tục vì tiếc những gì đã xây dựng nên thì hàng tháng mình vẫn chịu một khoản tiền thuê nhà, mà trong khi tình hình covid thì thực sự không có khách, minh không thể bù được khoản tiền thuê nhà này” - chị Tú Anh chia sẻ.
Không riêng chị Tú Anh, tình hình ảm đạm chung đang khiến hàng loạt chủ homestay trên địa bàn Hà Nội đồng loạt đăng tin cho thuê dài hạn với giá rẻ kịch sàn; đồng thời rao chuyển nhượng, thanh lý nhưng ít có giao dịch, thị trường khá trầm lắng. Bởi, vào thời điểm này không ai dám “ôm” homestay do nguồn khách nội địa không nhiều và ít ổn định, còn khách du lịch nước ngoài thì hầu như không có vì Chính phủ tạm thời cấm nhập cảnh do dịch Covid-19. Hiện tại nhiều homestay đã đóng cửa để không và chưa biết bao giờ mới hoạt động trở lại.
Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam chia sẻ: “Không phải chỉ Homestay mà khách sạn mini đóng cửa rất nhiều, nếu như họ không có dòng tiền hỗ trợ về tài chính lúc này thì việc hị không đảm bảo trả cho ngân hàng thì cái chuyện họ đóng cửa hoặc chuyển đổi chủ là chuyện không thể tránh khỏi. Đây là lúc thử thách về năng lực của các đầu tư và các nhà điều hành”.
Homestay o Ha Noi vang nhu… “Chua Ba Danh”-Hinh-2
Nhiều homestay, khách sạn phải đóng cửa. Ảnh: Hồ Hạ - Baodautu. 
Theo ông Nguyễn Chiến Thắng, Đại sứ Airbnb tại Việt Nam, dịch Covid-19 bùng phát, chỉ trong vòng 6 tuần doanh thu của Airbnb toàn cầu đã giảm 80% và cắt giảm tới 25% nhân sự. Tại Việt Nam, dịch vụ đặt phòng qua ứng dụng Airbnb trước đây chiếm tỷ lệ lớn nhưng nay giảm mạnh và gần như đóng băng, chỉ lác đác vài giao dịch khách nội địa.
“Thực tế ở Hà Nội rất ít khách trong thời gian này. Mọi người (các chủ homestay) cũng tranh thủ tận dụng các kênh để bán phòng nhằm vớt vát được tí nào hoặc duy trì, nhưng thực tế thì nhu cầu không cao mà lượng cung lại nhiều” - ông Nguyễn Chiến Thắng cho biết.
Ông Thắng cho biết thêm, những chủ homestay sở hữu sẵn nhà họ chấp nhận để trống phòng hoặc chuyển sang mục đích khác. Nhưng nhóm phải đi thuê mặt bằng thì kẻ thắng là người vốn mạnh, quyết tâm giữ lại dự án chờ qua mùa dịch. Còn những người vốn nhỏ thì tìm cách sang nhượng để chốt lỗ, chia tay thị trường.
Trong bối cảnh hiện nay, các chuyên gia bất động sản cho rằng, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, nhằm duy trì một loại dịch vụ lưu trú mới nhưng thực sự tiện tích, góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch./.
Theo Hoàng Hà/VOVGiaothong