Đất trồng cà tím
Cà tím ưa sinh sống trên loại đất có độ màu mỡ vừa và cần được cung cấp đủ nước. Bạn nên bón phân hữu cơ cũng như thêm mùn cưa trước khi gieo hạt cà tím để đất thêm màu mỡ. Mặc dù cà tím là cây không kén độ pH của đất trồng, bạn nên trồng cây trên đất có độ pH từ 6,5 - 6,8 là lý tưởng.
Thời điểm ươm mầm cây
Bạn nên gieo hạt cà tím vào mùa hè- thu, tránh gieo hạt vào mùa đông. Bạn nên gieo trồng cà tím khi nhiệt độ đạt trên 21 độ C.
Hãy bắt đầu gieo hạt trong nhà, nếu thời tiết hơi se lạnh, để cà tím nảy mầm nhanh hơn. Bạn nên chuẩn bị đèn sưởi hoặc nắp nhựa đã đục lỗ để ủ ấm cho cây giống. Nếu nhà bạn không có đèn sưởi hay nắp nhựa, hãy để hộp ươm mầm cà tím trên nóc tủ lạnh.
Cho dù bạn trồng cà tím bằng hạt hay cây giống, bạn không nên trồng cây trong thời tiết quá lạnh. Vì trồng cây trong thời tiết này, cây sẽ chết hoặc rất chậm lớn. Ngoài ra, bạn nên trồng cà tím với khoảng cách thưa vì cây sẽ sớm ra nhánh và cần thêm đất, nước và không khí.
Tạo nền nhiệt ấm áp khi trồng cây
Cà tím là cây rất ưa nền nhiệt ấm áp vì vậy cây sẽ rất nhanh lớn khi được trồng tại đất nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Bạn có thể ủ ấm cho cây bằng màn che cũng như trồng cây trong thùng xốp hoặc chậu cây trong nhà.
Sâu bệnh phổ biến gây hại cà tím
Sâu bệnh: Cà tím rất dễ bị héo do nấm Verticillium, đây là một bệnh khiến cà tím không thể hấp thụ nước mà héo đi. Vì vậy trước khi trồng bạn nên chọn giống cà tím có khả năng kháng bệnh này. Bạn nên tránh trồng cà tím gần nơi trồng cà chua hoặc ớt để tránh lây các bệnh từ 2 cây này. Trồng cà tím ở trong chậu, bình cũng là một ý tưởng hay.
Côn trùng: Bọ cánh cứng là loại sâu bỏ nguy hiểm nhất với cây cà tím. Loài bọ cánh cứng thường đục khoét thân cây và lá cây khiến cây cà tím nhanh chóng yếu và chết đi. Bạn có thể ngăn chặn bỏ cánh cứng hại cây bằng cách làm phủ một lớp màn che cho cây sau đó gỡ bỏ màn che khi cây bắt đầu ra hoa, thụ phấn. Một cách khác để phòng bọ cánh cứng là hãy rắc những vỏ của củ hành xung quanh cây cà tím.
Theo Quỳnh Trang/Em đẹp