Kinh tế của Jordan, đối thủ chạm trán ĐT Việt Nam vòng 1/8 ra sao?

Google News

Theo Wikipedia, Jordan là một nước nhỏ với nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế nhưng nền kinh tế đã có sự tiến bộ lớn kể từ khi bắt đầu thành lập quốc gia. GDP bình quân đầu người hiện nay đã tăng đến 351% so với những năm 1970.

Kinh te cua Jordan, doi thu cham tran DT Viet Nam vong 1/8 ra sao?
Ảnh minh họa. 
Đối thủ của đội tuyển (ĐT) Việt Nam tại vòng 1/8 Asian Cup 2019 là đội nhất bảng B - Jordan.
Theo Wiki, Jordan chỉ có trên 10% diện tích đất liền có thể trồng trọt được, thêm vào đó là sự thiếu hụt nguồn nước. Lượng mưa không ổn định, và nhiều nguồn nước không thể dùng lại.
Nền kinh tế Jordan tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực gồm: Du lịch; các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp như phân lân, ka li cácbonnát, các loại phân bón; tiền gửi từ nước ngoài; và sự viện trợ kinh tế. Thiếu rừng, nguồn dự trữ than đá, thủy điện và dầu mỏ tự nhiên, Jordan chỉ có thể trông cậy vào lượng khí tự nhiên đáp ứng được 10% năng lượng cần thiết của đất nước.
Jordan phụ thuộc vào Iraq về dầu mỏ cho đến tận cuộc chiến tại Iraq vào năm 2003.
Số liệu từ Heritage cho thấy, điểm tự do kinh tế Jordan 64,9, điều này khiến nền kinh tế của nước này đứng thứ 62 trong chỉ số năm 2018.
Tuy nhiên, điểm tổng thể của Jordan đã giảm 1,8 điểm, Jordan xếp hạng 5 trong số 14 quốc gia ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, và điểm tổng thể của nước này là trên mức trung bình của khu vực và thế giới.
Độc lập với Vương quốc Anh từ năm 1946, Vương quốc Hashemite của Jordan là một chế độ quân chủ lập hiến với tương đối ít tài nguyên thiên nhiên.
Quốc vương Abdullah II lên ngôi năm 1999 với chương trình cải cách đầy tham vọng. Nền kinh tế nước này được hỗ trợ bởi các khoản vay nước ngoài, viện trợ quốc tế và chuyển tiền từ người lao động nước ngoài.
Năm 2000, Jordan gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và ký hiệp định thương mại tự do với Mỹ.
Hiện xung đột đang diễn ra ở Iraq và Syria đã làm gián đoạn nghiêm trọng nền kinh tế và thương mại khu vực Jordan, và hơn 700.000 người tị nạn Syria và Iraq đã khiến các nguồn lực lao động của Jordan thêm hạn chế.
Năm 2016, Bộ Lao động Mỹ đã loại bỏ ngành may mặc Jordan khỏi Danh sách hàng hóa được sản xuất bởi Lao động trẻ em. Năm 2017, chính phủ Jordan tiếp tục kế hoạch tăng giá nhiều năm để giảm tổn thất cho chính phủ.
Trong ba năm qua (2016-2017-2018), chi tiêu của chính phủ đã lên tới 32,0% tổng sản lượng (GDP) và thâm hụt ngân sách trung bình 5,8% GDP. Nợ công tương đương với 95,0% GDP.
Thương mại có ý nghĩa đối với nền kinh tế Jordan; giá trị kết hợp của xuất khẩu và nhập khẩu bằng 91% GDP.
Thuế suất áp dụng trung bình là 4,0 %. Sự cởi mở của chính phủ đối với đầu tư nước ngoài là trên trung bình. Lĩnh vực tài chính phát triển vẫn tương đối ổn định.
Nhà nước không sở hữu ngân hàng thương mại nhưng sở hữu tổ chức tín dụng chuyên ngành. Hoạt động và thanh khoản trên thị trường vốn vẫn còn hạn chế.
Theo M.Phương/Lao Động