Món ăn mặn chát xưa dành cho người nghèo, nay lên đời đóng hộp bán ra nước ngoài

Google News

Từ món ăn dân dã, cà dầm tương nay đã thành đặc sản nổi tiếng trong Nam ngoài Bắc, thậm chí còn bán ra cả nước ngoài.

Cà dầm tương là món thôn quê xuất hiện trong câu ca dao "Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương...". Trước đây, cà dầm tương hiện hữu trong mâm cơm nhà nghèo của người Việt, là món dân dã mặn chát vô cùng đưa cơm. Không chỉ là món dành cho người nghèo, nó còn là sản vật tiến vua, là món ăn ưa thích của vua quan.

Mon an man chat xua danh cho nguoi ngheo, nay len doi dong hop ban ra nuoc ngoai

Cà dầm tương là món thôn quê xuất hiện trong câu ca dao "Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương..."

Giờ đây, món cà dầm tương ở làng Hòa Thôn, xã Tứ Hiệp, Phúc Thọ, Hà Nội đã "nâng tầm" thành thứ đặc sản nổi tiếng trong Nam ngoài Bắc, còn đóng hộp sang chảnh bán ra nước ngoài với giá đắt đỏ.

Một trái cà dầm tương có giá trung bình khoảng 25.000 - 30.000 đồng. Đặc biệt, đối với loại cà trọng lượng từ 0,5 - 1 kg, ngâm lâu trong tương giá lên tới 50.000 đồng/quả. Với thứ cà này, ngâm càng lâu thì lại càng ngon và bán được giá.

Mon an man chat xua danh cho nguoi ngheo, nay len doi dong hop ban ra nuoc ngoai-Hinh-2

Công đoạn làm cà dầm tương rất công phu, tỉ mỉ

Là món dân dã nhưng để làm được một lọ cà dầm tương ngon, đúng vị phải trải qua nhiều công đoạn công phu, chọn lựa cà tỉ mỉ. Theo đó, cà bát trắng là loại cà sử dụng để muối, loại cà này mỗi năm chỉ có một vụ và phải chọn quả bánh tẻ, tầm 3-6 lạng và phải hái vào sáng sớm.

Theo người dân làng Hòa Thôn, công đoạn làm tương chỉ cần sơ suất một chút là có thể làm hỏng cả mẻ. Muối cà dầm tương sớm nhất cũng phải một năm mới được ăn vì cà muối nếu dầm tương đủ một năm sẽ căng tròn, ăn giòn quyện vị tương.

Mon an man chat xua danh cho nguoi ngheo, nay len doi dong hop ban ra nuoc ngoai-Hinh-3

Mon an man chat xua danh cho nguoi ngheo, nay len doi dong hop ban ra nuoc ngoai-Hinh-4

Mỗi tuần, người làm cà phải thường xuyên kiểm tra và đảo tương thường xuyên tránh bị lắng và vón cục, đảm bảo cà luôn ngập trong tương. Điểm lưu ý là tương phải được đảo vào sáng sớm, nếu nắng lên tương sẽ dễ bị hỏng, chua, nổi váng.

Gia đình ông Tiệp (ở xã Tam Hiệp) là một trong những hộ gia đình chuyên sản xuất cà dầm tương ở địa phương. Ông tiết lộ mỗi năm gia đình ông sản xuất 1,5-2 tấn cà, thu về hơn 100 triệu đồng. Loại cà đặc sản này có mặt tại các hội chợ ẩm thực khắp cả nước, nhiều người ở miền Nam, Cà Mau cũng đặt mua gửi vào. Ngoài ra, kiều bào ở nước ngoài cũng tìm mua sang thưởng thức dù giá thành và chi phí vận chuyển khá cao.


Theo Chi Nguyễn/Dân Việt