Mua sắm hợp lý
Thay vì mua đồ vô tội vạ, bạn cần suy nghĩ xem liệu món đồ đó có thật sự cần thiết, số tiền bạn bỏ ra cho món đồ đó có xứng đáng hay không.
Chẳng hạn, bạn để dành 7.000.000đ để mua một cây guitar chất lượng với một chiếc điện thoại mới trong khi bạn chỉ mới tập đàn và hiện đã có điện thoại với đầy đủ chức năng, hãy dành vài phút suy nghĩ trước khi mua. Vì nếu quyết định bỏ qua những món đồ không cần thiết, bạn sẽ tiết kiệm được một số tiền khổng lồ.
Tránh đốt tiền ở những nơi xa hoa
Bạn thường chọn khách sạn, quán ăn như thế nào khi đi du lịch? Những chỗ nghỉ dưỡng xa hoa thường có giá tiền khá đắt do đi kèm dịch vụ chất lượng cao. Thay vào đó, bạn hãy thử ở những homestay hoặc hostel vô cùng thân thiện của người dân địa phương. Điều này đem đến cho bạn những trải nghiệm mới mà giá lại rẻ hơn nhiều.
Chỉ dùng xe đẩy hàng khi thực sự cần
Nếu bạn đi siêu thị chỉ để mua một món hàng, đừng lấy giỏ mua hàng. Nếu bạn chỉ mua khoảng 3 món đồ, đừng lấy xe đẩy hàng.
Chỉ nên dùng xe đẩy hàng khi bạn phải mua nhiều đồ. Như vậy bạn sẽ tránh được việc mua sắm vô độ.
Trì hoãn ham muốn
Dạo một vòng quanh các khu mua sắm, nhiều khả năng bạn sẽ bị một số món đồ “hớp hồn ngay từ ánh nhìn đầu tiên”. Khoan hãy rút ví ra ngay lập tức, thay vào đó, bạn ghi những thứ muốn mua vào sổ rồi quay lại sau vài ngày. Trong khoảng thời gian trì hoãn, bạn hãy hỏi bản thân rằng nếu sở hữu món đồ đó, bạn có thực sự vui vẻ trong một thời gian dài hay không.
Nắm giá các mặt hàng thường dùng
Bạn hãy mua một cuốn sổ nhỏ, xem lại tủ lạnh để xác định 12 loại thực phẩm bạn thường mua nhiều nhất.
Mỗi loại bạn viết lên một trang riêng và mang cuốn sổ đi theo mỗi khi mua sắm. Khi đi mua hàng hay khi thấy có đợt giảm giá, hãy ghi lại giá của các sản phẩm.
Dần dần, bạn sẽ nhận ra được mình có nên mua tích trữ hay đợi khuyến mãi cho món hàng nào đó hay không.
Dù siêu thị thường có hàng chục ngàn mặt hàng nhưng chỉ cần tìm được 12 mặt hàng thông dụng của bạn khi giảm giá, bạn sẽ tiết kiệm được một số tiền không nhỏ.
Một chuyên gia tiết kiệm cho biết, chỉ nhờ dự trữ ức gà khi giảm giá thay vì mua ức gà hàng tuần với giá thông thường đã giúp cô tiết kiệm 325 USD (hơn 7,5 triệu đồng) mỗi năm.
Xem lại hóa đơn
Máy tính tiền ở siêu thị không phải lúc nào cũng cập nhật giá được giảm mới nhất của các mặt hàng. Đôi khi do nhân viên nhập mã hoặc số liệu nhầm cũng có thể tính sai hóa đơn.
Bạn nên kiểm tra hóa đơn và báo ngay cho nhân viên thu ngân nếu có sai sót.
Theo Khoevadep