Nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới trắng tay, mất hết tài sản

Google News

Bỏ học tại trường đại học Stanford danh tiếng, Elizabeth Holmes đã từng được mệnh danh là "Steve Jobs thứ hai", nữ tỷ phú tự thân của nước Mỹ. Nhưng giờ thì cô hoàn toàn trắng tay.

Startup Theranos đã từng là ngôi sao của Thung lũng Silicon, nhưng giờ đây tất cả đã sụp đổ. Những thiếu sót trong công nghệ của Theranos đã bị vạch trần, cả công ty và người sáng lập bị kiện vì tội gian lận. Theranos phải đóng cửa các phòng thí nghiệm và trung tâm thử nghiệm của mình.
Vào năm 2014, Theranos đã được giới công nghệ hết lời ca tụng, với ý tưởng táo bạo về một phương pháp thử nghiệm máu hoàn toàn mới. Nhà sáng lập kiêm CEO Elizabeth Holmes được mệnh danh là nữ Steve Jobs của thế giới, trở thành nữ tỷ phú trẻ nhất thế giới với khối tài sản 4,5 tỷ USD.
Startup của Elizabeth Holmes đăng ký bằng sáng chế cho một thiết bị theo dõi máu và phân phối thuốc. Đây là một thiết bị đeo có thể theo dõi sức khỏe, phân tích máu và thông báo cho người sử dụng biết lượng thuốc phù hợp.
Nu ty phu tu than tre nhat the gioi trang tay, mat het tai san
 Elizabeth Holmes được ví là phiên bản của Steve Jobs
Tất cả các hoạt động của Theranos, từ nghiên cứu cho đến thử nghiệm đều được giữ bí mật tuyệt đối. Thậm chí nữ tỷ phú tự thân Elizabeth đã kiện 3 nhân viên cấp cao của mình ra tòa, với cáo buộc làm tiết lộ công nghệ bí mật của công ty.
Năm 2014 là thời kỳ huy hoàng nhất của Elizabeth và Theranos. Cô gái này xuất hiện trong cuộc đàm thoại với cựu Tổng thống Bill Clinton và tỷ phú Jack Ma, được lên bìa tạp chí Fortune và Forbes.
Capital Blue Cross và Cleveland Clinic đã ký hợp đồng hợp tác với Theranos, để sử dụng phương pháp thử nghiệm máu mới cho bệnh nhân của mình. Startup này cũng đạt được thỏa thuận hợp tác trị giá 350 triệu USD với Safeway.
Các vấn đề của Theranos lộ diện từ năm 2015
Năm 2015, các vấn đề xung quanh công nghệ của Theranos bắt đầu lộ diện. Các nhà khoa học đặt nghi vấn đối với công nghệ thử nghiệm máu mới này.
Rồi bất ngờ, một ngày, nữ tỷ phú và CEO của công ty Theranos bị buộc tội "lừa đảo nghiêm trọng" bởi Uỷ ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ.
Theo Uỷ ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ, Holmes và cựu chủ tịch của Theranos, Ramesh Balwani, đã vận hành một vụ "lừa đảo trong nhiều năm". Theo các bản cáo buộc, "họ đã phóng đại hoặc đã đưa ra các tuyên bố sai trái về công nghệ, các hoạt động tài chính và kinh doanh của công ty."
Holmes đã "không hề thừa nhận hay phủ nhận những cáo buộc trong đơn kiện của Uỷ ban chứng khoán và giao dịch Mỹ," tuy nhiên, cô mới chỉ chịu trả một khoản phạt 500.000 USD.
Sự sụp đổ của Holmes đã bắt đầu từ năm 2015, bởi một bài viết trên tờ Wall Street Journal được viết bởi phóng viên John Careyrou. Trong bài báo, Carreyou đã nói rõ rằng công ty của cô này đang phóng đại công nghệ thử máu của mình.
Trong cuốn sách "Bad Blood: Secrets and Lies in a Silicon Valley Startup" của Careyrou về sự thăng tiến thần tốc của hãng xét nghiệm máu Theranos và sự sụp đổ sau này khi bị phát hiện gian dối, ông tiết lộ cả những bí mật về CEO kiêm nhà sáng lập – Elizabeth Holmes như tôn thờ Steve Jobs đến mức muốn tạo ra khí chất như Jobs. Cô mặc áo đen cổ lọ gần như mọi ngày, bắt chước phong cách của Jobs.
Holmes "đòi hỏi sự trung thành tuyệt đối từ nhân viên của mình, và nếu phát hiện ai không trung thành nữa, cô ấy có thể sa thải ngay lập tức".
Theo Thế giới trẻ