Hình dáng của chúng ngoe nguẩy, môi trường sống ẩm ướt và nhiều chất mùn khiến nhiều người sợ hãi. Tuy nhiên, đây là con vật có thể được nuôi để kiếm tiền.
Giun quế dài 10-15cm, thân dẹt, bề ngang con trưởng thành có thể đạt tới 0,1-0,2m.
Chúng hô hấp qua da, có thể sống trong nước nhiều ngày và nhiều tháng nhờ hấp thu oxi và thải CO2 trong nước.
Tại Việt Nam, giun quế cũng đang được nuôi nhiều như một cách làm giàu. Sở dĩ chúng được mua nhiều bởi vì có thể bổ sung chất dinh dưỡng cho vật nuôi, tôm, cá.
Nhờ những lợi ích của giun quế mang lại mà hiện nay có mô hình kết hợp nuôi giun quế rồi lấy giun quế làm thức ăn chăn nuôi trong nhà, sau đó lấy phân giun quế để bón cho cây trồng.
Không chỉ bản thân giun quế mà phân giun cũng có tác dụng lớn để bón cho cây trồng và đóng vai trò quan trọng trong cải tạo đất. Bởi 50% thành phần trong phân chứa chất mùn.
Phân giun quế sau khi thu về có thể sấy khô rồi bán với mức giá dao động từ 55.000 đồng - 60.000 đồng/túi.
Cách nuôi khá đơn giản và giun quế có khả năng sinh sản nhanh chóng.
Từ cặp giun ban đầu có thể sinh sản trong điều kiện sống phù hợp tạo ra 1000 cá thể/năm.
Không khó nuôi nhưng chúng yêu cầu môi trường sống nhiều độ ẩm và nhiệt độ không cao, khoảng 20-27 độ C. Thức ăn của giun quế là cám gạo, phân bò kèm các chất độn.
Trên thị trường, dịch phân giun quế (chất tiết ra từ cơ thể giun dùng trong trồng cây) có giá 75.000 đồng -80.000 đồng/lít, giun quế sinh khối có giá khoảng 100.000 đồng/kg (bao gồm cả giun giống và kén), giun thành phẩm có giá khoảng 100.000 đồng/kg.