Tính nữ trong dòng chảy kiến trúc
Hình ảnh người phụ nữ, cùng những biểu trưng tính nữ, đã xuất hiện từ lâu trong nhiều loại hình kiến trúc, điêu khắc tạo hình Á-Âu suốt dòng chảy cổ-trung-cận đại.
Tại châu Á, tục thờ sinh thực khí Yoni đại diện cho người phụ nữ (song hành và giao hòa cùng Linga, biểu tượng nam tính) đã có lịch sử hàng ngàn năm, bắt nguồn từ nền văn minh thung lũng Indus với tín ngưỡng Hindu đậm nét. Cũng theo Hindu giáo, Yoni đại diện cho người phụ nữ, “Người Mẹ” và cũng chính là biểu tượng của sự sống và triển vọng sinh sôi.
|
Hình ảnh vũ nữ Apsara trong các công trình kiến trúc Chăm. Ảnh (Internet). |
Giai đoạn về sau, hình ảnh người phụ nữ tiếp tục xuất hiện nhiều hơn và rõ nét hơn trong các công trình kiến trúc Chăm, Kh’mer. Tại Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á còn lưu giữ dấu tích văn minh Champa, ta sẽ bắt gặp vô vàn hình tượng điêu khắc vũ nữ apsara (yangnaitri)… với đường cong phồn thực, dáng điệu gợi cảm, thần thái sống động, là biểu tượng thần thánh phản ánh khát vọng yêu đương và hòa hợp của con người.
Bên cạnh những hình ảnh biểu trưng ước lệ trong văn hóa Á đông, người phụ nữ càng được tôn vinh rõ nét, chân thực và gợi tả hơn trong nền kiến trúc Tây Âu cổ-trung đại. Với lựa chọn sáng tạo 3 chiều, kích thước lớn tương đương người thật và tuân theo các tỷ lệ hoàn hảo, hình tượng nữ giới được khắc họa trong thời kỳ này đã thực sự hóa thân thành những nữ thần quyến rũ, mê hoặc, khơi gợi biết bao xúc cảm và niềm tin an lành.
Người đàn bà mang nước – Biểu tượng của phồn vinh
Tìm hiểu về các công trình kiến trúc cổ đại, ta có thể thấy sự xuất hiện dày đặc và đa dạng của hình tượng người phụ nữ mang nước - một thể nghiệm được ưa chuộng đặc biệt trong kiến trúc tạo hình châu Âu. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa, bình nước vốn được xem như biểu trưng hoàn mỹ của Đức Mẹ vĩ đại. Người phụ nữ mang bình nước tràn trề cũng mang hàm nghĩa về sự bao dung ôm ấp, sinh khí dồi dào và tình yêu thương bao la.
|
D’. Le Roi Soleil, tuyệt phẩm kiến trúc Pháp bên Hồ Tây, Hà Nội với bức phù điêu người đàn bà mang nước tuyệt đẹp. Ảnh (Website dự án). |
Tại Việt Nam, duy nhất có một công trình đã mạnh dạn đưa hình tượng đặc sắc này vào trong thiết kế ngoại khối, tạo nên một chỉnh thể vừa nổi bật, vừa sang trọng. Hướng về phía sông Hồng, hình tượng người đàn bà mang nước càng mang nhiều ý nghĩa biểu trưng, phong thủy.
Theo đó, D’. Le Roi Soleil, “Tuyệt phẩm kiến trúc Pháp bên Hồ Tây” của chủ đầu tư Tân Hoàng Minh đã và đang được dựng xây với mục tiêu chất lượng vượt trội và vẻ đẹp thẩm mỹ vượt xa mọi quy ước đơn thuần. Với kích thước lớn và quy mô tầm cỡ, phù điêu Người đàn bà mang nước tiếp tục bổ sung vào danh mục các giá trị đặc sắc riêng có của D’. Le Roi Soleil. Tọa lạc ngay trên mặt tiền Đông Nam hướng sông Hồng lộng gió, người đàn bà đỡ lấy bình nước nặng song gương mặt vẫn toát lên vẻ nhân từ, bình yên, như muốn lan tỏa sự mãn nguyện và lòng yêu thương cho nhân thế. Hướng nhà Đông Nam, tầm nhìn ra sông lớn cũng được xem là hết sức tốt lành trong quan niệm nhà ở của người Á Đông và bởi vậy, sự xuất hiện của “Người đàn bà mang nước” càng mang ý nghĩa “tiếp đón gió lành - nghinh tài đón lộc”.
Hơn nữa, với hỗ trợ tài chính chưa từng có của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và Ngân hàng SHB, khách hàng đứng trước cơ hội sở hữu căn hộ tuyệt phẩm với mức giá vô cùng hấp dẫn! Ngân hàng SHB cho vay 70% giá trị căn hộ, Tập đoàn Tân Hoàng Minh tặng toàn bộ lãi suất cho tới thời điểm bàn giao nhà.
Hiện tại, đội ngũ công nhân đang tiến hành đào, thi công kết cấu móng tầng hầm 4, 5, dự kiến hoàn tất vào ngày 30/10. Bên cạnh đó, công tác thi công kết cấu bê tông cốt thép dầm sàn tầng nổi đã được hoàn thiện tới tầng 8.
Thông tin chi tiết xin liên hệ: Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Tầng 16-17 Tòa nhà Geleximco 36 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội - Hoặc đơn vị phân phối: Hệ thống Siêu thị Dự án Bất động sản STDA. Hotline: 0944 593 391.
PV