Ra trường lương lẹt đẹt, bỏ ngang đi bán trà chanh thu nhập khủng

Google News

So với việc đi làm công ăn lương, anh chàng có mức thu nhập khá hơn rất nhiều dù chỉ bán trà chanh, đồ ăn vặt ở quê.

Ngày nay, việc sinh viên ra trường làm trái ngành nghề rất phổ biến. Như anh chàng dưới đây, tốt nghiệp trường đại học danh tiếng nhưng nhiều năm bám trụ ở thành phố mức lương chỉ dao động ở ngưỡng đủ ăn đủ tiêu (8 đến 11 triệu). Muốn thay đổi cuộc sống nên anh chàng đã gom hết vốn liếng, với sự giúp đỡ của người bạn thân mở quán bán trà chanh. Nhờ buôn bán có duyên nên mỗi tháng anh chàng kiếm được số tiền không hề nhỏ, từ mức 8,9 triệu lên tới đỉnh điểm là 28 triệu.

Thế nhưng khi đi học lên Thạc sĩ, gặp lại bạn cũ, nói về công việc hiện tại - anh chàng lại bị cười, mỉa mai: "Học cho lắm rồi về bán quán trà chanh, đồ ăn vặt". Kể về hành trình "khởi nghiệp" của mình, anh viết:

"Mình là cựu sinh viên trường, K53, mà không biết có bạn nào như mình không. Ra trường bằng khá, tiếng Anh gọi là tàm tạm đủ dùng…Thế nào mà sau 3 năm ra trường, lương mình cứ lẹt đà lẹt đẹt ở mức 9-10-11triệu... Mà trong khi đó, thằng bạn cấp 3, nó cũng đi học như mình nhưng học trường khác. Cuối cùng học đến năm 3 bỏ vì trượt môn, về nhà mở quán trà chanh, đồ ăn vặt… mỗi tháng kiếm 20-30 triệu đều tay. Tháng 30 triệu là mấy tháng hè, sinh viên - học sinh nghỉ nhiều…

Ra truong luong let det, bo ngang di ban tra chanh thu nhap khung

Ra truong luong let det, bo ngang di ban tra chanh thu nhap khung-Hinh-2

Bỏ việc lương lẹt đẹt đi bán trà chanh, anh chàng kiếm thu nhập "khủng" mỗi tháng (Ảnh minh họa).

Loằng ngoằng 1 ngày nó ngồi với mình, nó bảo là làm cái nghề nó không giàu được nhưng gọi là ổn ổn. Nếu thích thì làm chi nhánh của nó, nó không lấy tiền dạy nghề gì đâu, chỉ cần sau này đừng quên nó đã giúp là được.

Thế là bỏ hết công việc ở Hà Nội, dồn hết vốn liếng, xong về nó set up cho từ a-z, cho công thức. Mình đưa nó 30 triệu, nó trả mình 10 triệu, nó lấy 20 triệu bảo:

- Thôi tao lấy 20 triệu coi như công làm, còn 10 triệu thì…thôi, mày cầm về biếu bố mẹ đi.

Câu chuyện là vậy…Sau đó thì cũng không như mong đợi. Tháng đầu thì được 8 triệu, 9 triệu vì chưa ai biết đến nhưng dần dần khởi sắc. Vì lúc đó mình gọi là Startup vào đúng đầu xuân, mà đầu xuân thì lạnh, học sinh sinh viên cũng đi học…Nói chung là có khó khăn nhưng 8 triệu, 9 triệu đút túi cũng gọi là ok rồi… Đùng 1 cái, thời tiết nóng, thu nhập lên 15, 16triệu , rồi hè về + việc mình làm đồ ăn đồ uống không phốt…nên mọi người tin tưởng, giới thiệu nhau + giới thiệu từ chỗ thằng bạn nữa… Tháng đỉnh điểm lên 28 triệu…nhưng đều chằn chặn thì mỗi tháng khoảng 20 - 22 triệu. Công việc thì cũng có cái nhàn hơn, có cái nặng hơn. Nhàn hơn là ngày có khi chả phải làm gì, tối thì chạy đi chạy lại tất bật,… Giờ thì đã vào quy trình, mình thuê người nhà quản lý cùng mình…Cuối tuần lên Hà Nội học Thạc sĩ…

Cười cái là mỗi lần bạn bè hỏi làm gì, học gì thì bảo:

- Tao sắp học xong Thạc sĩ rồi.

- Thế giờ làm gì?

- À, về bán trà chanh với đồ ăn vặt qua ngày.

Chúng nó lại cười…Mà chả hiểu, chúng nó cười gì. Bán trà chanh, đồ ăn vặt cũng phải tính toán. Tất nhiên nó không dùng quá nhiều kiến thức đại học nhưng vẫn phải suy đi tính lại, áp dụng tư tưởng, cách suy nghĩ chứ…À thì tất nhiên lâu dài thì mình vẫn phải làm nhiều thứ khác nữa…Nhưng bước đầu cứ là…như vậy đã. À cái nữa là, không phải ai làm cũng thành công đâu. Mình cũng không khuyên các bạn làm theo mình. Mình chỉ tâm sự vì mình may mắn 2 cái, 1 là có thằng bạn, ngày xưa hay nhắc bài nó giờ nó giúp lại thôi. 2 là trong quá trình kinh doanh cũng có duyên nữa".

Nhiều dân mạng ủng hộ cách suy nghĩ của anh chàng, cho rằng không quan trọng làm gì sau khi ra trường miễn kiếm được tiền bằng lao động chân chính:

- Phi thương bất phú vẫn đúng, dù thời xưa hay thời nay. Học chỉ là điều kiện cần thôi, chứ không đủ được

- Không quan trọng bằng cấp, quan trọng là làm nghề chân chính và độ dày của ví tiền

- Bảo bán đồ ăn vặt với trà chanh thì chả bị cười là đúng. Phải bảo tao là chủ quán trà chanh với đồ ăn vặt mới không bị cười nha...

Theo Thủy Chi/ Công lý & xã hội