Không rửa thịt tươi trước khi đông đá
Nhiều bà nội trợ có thói quen mua thịt về, cho vào túi nilon rồi cất luôn vào ngăn đá tủ lạnh. Tuy nhiên, cách này sẽ làm giảm chất lượng, mất dinh dưỡng và mùi vị của thịt. Việc không rửa thịt sẽ làm chất bẩn, vi khuẩn có thể tồn tại và tiếp tục sinh sôi sau khi rã đông.
Để cấp đông đúng cách, bạn cần rửa sạch thịt, sau đó thấm khô và cho vào túi đựng thực phẩm hoặc hộp bảo quản thực phẩm riêng. Nên ghi rõ ngày tháng lên bao bì trước khi bỏ vào tủ đá. Ngoài ra, trước khi cho thịt vào bảo quản, bạn nên chia thịt thành từng miếng đủ cho các bữa ăn để tiện cho việc rã đông.
|
Ảnh minh họa. |
Làm đông lạnh lại thịt sau khi dùng không hết
Một số người thường để thịt sau khi rã đông chế biến không hết lại đưa vào tủ đóng đá tiếp. Tuy nhiên, cách làm này sẽ khiến vi khuẩn tăng lên gấp nhiều lần. Hơn nữa, việc cấp đông hai lần sẽ khiến thịt bị mất dinh dưỡng, mùi vị cũng không còn ngon như ban đầu. Vì thế chúng ta không đông lạnh lại thực phẩm sau khi đã rã đông.
Trữ đông thịt tươi trong ngăn lạnh quá lâu
Theo lý thuyết, nếu điều kiện và quy trình bảo quản đảm bảo, thời gian đông lạnh thịt có thể lên đến 30 - 40 năm. Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết. Với điều kiện bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đá của gia đình, việc để thịt thời gian dài như vậy là không thể.
Theo các chuyên gia, thịt bảo quản trong tủ lạnh của gia đình, dù điều kiện tốt đến mấy chỉ được lưu trữ tối đa 4 tháng. Những loại thịt được đông lạnh quá thời gian trên đều không được phép sử dụng.
Trông bên ngoài, thực phẩm có thể không hư hại gì nhưng thời gian cấp đông quá lâu làm các chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, sắt, kẽm, protein trong thịt bị phân hủy, biển chất. Lúc này thịt chỉ còn bã, không có giá trị dinh dưỡng với cơ thể.
Theo Thanh Huyền/Khỏe & Đẹp