Sai lầm khiến "tượng đài" Uber đang dần sụp đổ

Google News

Những biến cố gần đây đã biến Uber từ một "tượng đài" công nghệ trở thành lời cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Hôm thứ Ba, Uber vừa công bố hàng loạt những thay đổi sâu rộng sau khi kết thúc cuộc điều tra về văn hóa doanh nghiệp kéo dài trong nhiều tháng. Cùng lúc đó, CEO Travis Kalanick tuyên bố từ chức do quá đau buồn sau vụ tai nạn của mẹ mình và để tìm cách cải thiện bộ máy lãnh đạo của Uber.
Tuyên bố bất ngờ này của Travis Kalanick đã chấm dứt 6 tháng Uber chìm trong những bê bối và khủng hoảng truyền thông. Những biến cố này đã biến Uber từ một "tượng đài" công nghệ trở thành lời cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đang cố gắng thúc đẩy tăng trưởng bằng mọi giá thay vì học cách để "trưởng thành".
Sai lam khien "tuong dai" Uber dang dan sup do
Ảnh minh họa. 
Một vài sai lầm của Uber được đề cập trong bản đề xuất thay đổi công bố hôm thứ Ba đã quá quen thuộc đối với các công ty thung lũng Silicon như nhà sáng lập có quá nhiều quyền lực, phân biệt giới tính trong nội bộ nhân viên. Đỉnh điểm là sự kiện đêm hôm thứ Ba khi một thành viên trong ban quản trị của Công ty từ chức sau khi vị này nói đùa về phân biệt giới tính trong cuộc họp.
Những sai lầm khác của Uber lại là những rủi ro thường thấy mà các thế hệ khởi nghiệp mới đang gặp phải.
Trong những năm gần đây, có rất nhiều công ty công nghệ huy động lượng vốn khổng lồ. Tuy nhiên, rất nhiều trong số các công ty này trong đó có Uber đã sử dụng số tiền huy động được để hoãn niêm yết ra công chúng càng lâu càng tốt.
Mặc dù việc trốn tránh này có thể giúp Uber không bị Wall Street giám sát vì khi niêm yết ra công chúng, buộc tuân thủ nhiều quy định hơn từ đó giúp họ "trưởng thành hơn" chuyên gia IPO tại Class V Group, ông Lise Buyer cho biết.
"Thông thường, điều này sẽ giúp cải thiện các nhân tố kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp giúp công ty trở thành một doanh nghiệp thành công thực sự".
Khi không có IPO, Uber có thể hoãn việc tuyển dụng các vị trí lãnh đạo cơ bản cũng như các quy định tài chính, nhân sự giống như các công ty đã niêm yết khác.
Mãi cho đến năm 2014, Uber mới tuyển dụng Giám đốc nhân sự đầu tư, ngay trước khi giá trị Công ty đạt 18 tỷ USD.
Năm ngoái khi Uber lỗ 2,8 tỷ USD nhưng vẫn chưa có Giám đốc tài chính. Trên thực tế, ngay cả khi cuộc khủng hoảng chưa chấm dứt nhưng Công ty vẫn chưa có Giám đốc điều hành, Giám đốc marketing, Chủ tịch, hoặc ít nhất là CEO.
Công ty đang nỗ lực lấp đầy những vị trí còn thiếu và bổ sung một số thành viên trong ban quản trị. Uber có thể sẽ không lâm vào tình cảnh này nếu như niêm yết ra công chúng sớm hơn.
Ông Buyer cho rằng: "Công ty càng lớn, hoạt động càng tự do bao nhiêu thì đến khi thay đổi càng khó bấy nhiêu".
Ở Uber, văn hóa Công ty là luôn nóng vội và thích đối đầu với nguyên tắc luôn luôn phải cạnh tranh, ngay cả khi "dẫm lên chân" người khác. Đây những điều khoản trong 14 nguyên tắc về giá trị văn hóa của Công ty.
Những "giá trị" này không phải là sự tình cờ mà có. Uber cũng giống như nhiều các công ty khởi nghiệp trước đó đã chọn cách xóa bỏ quy định lỗi thời của thị trường và tự chơi theo luật riêng của họ.
Uber từng bị cáo buộc tạo ra công cụ giúp lái xe né tránh sự giám sát của các cơ quan chức năng và đang phải đối mặt với vụ kiện một cựu nhân viên của Công ty ăn cắp công nghệ xe tự lái của Công ty Waymo (công ty con của Google). Thậm chí Kalanick cũng phải thừa nhận rằng mình đã phá vỡ nỗ lực gọi vốn của đối thủ.
Tuy nhiên, Uber lại là một "tượng đài" mà các công ty khởi nghiệp phải ngưỡng mộ bởi những giá trị và tham vọng mạnh liệt thay đổi ngành công nghiệp vận tải. Câu chuyện của Uber là lời cảnh tỉnh đối với các doanh nghiệp khác vì đã bỏ qua những luật lệ thị trường thì sẽ không bao giờ nhận được kết quả tốt đẹp.
Theo Đức Quỳnh/NDH.vn