Trao đổi với báo chí, Anh Nguyễn Văn Trung ở xã Tản Lĩnh (Ba Vì, Hà Nội) đã tiết lộ tuyệt chiêu nuôi loại chim khổng lồ này.
Trang trại nuôi loài “chim khổng lồ” – đà điểu của anh Nguyễn Văn Trung ở xã Tản Lĩnh (Ba Vì, Hà Nội) là 1 trong những trại đà điểu lớn nhất ở miền Bắc. Hiện anh Trung đang nuôi đàn đà điểu hơn 600 con thương phẩm.
|
Mỗi năm anh Trung cung ứng 500 con giống và xuất bán hơn 40 tấn thịt đà điểu thương phẩm ra thị trường, doanh thu bình quân đạt trên 5 tỷ đồng.
|
Bên cạnh đó, anh Trung còn nhập con giống 1 ngày tuổi từ Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Hà Nội) về nuôi trong vòng 2 tháng. Khi đó, đà điểu đạt trọng lượng từ 30 kg, có khả năng chịu đựng với những tác động ngoại cảnh tốt anh mới bán con giống cho các hộ dân. Hiện, mỗi năm anh Trung cung ứng 500 con giống và xuất bán hơn 40 tấn thịt đà điểu thương phẩm ra thị trường, doanh thu bình quân đạt trên 5 tỷ đồng.
|
Theo anh Trung, đà điểu rất ít mắc bệnh, nhưng rất sợ tiếng ồn nên trang trại nuôi đà điểu phải tách biệt với khu dân cư.
|
Theo anh Trung, chim đà điểu là loài dễ nuôi. Tuy nhiên để thành công, người nuôi phải hiểu đà điểu để có cách nuôi phù hợp. Đà điểu rất ít mắc bệnh, nhưng rất sợ tiếng ồn, thích chạy nhảy và tính tình rất hiếu kỳ, tò mò… Việc xây dựng chuồng trại và cho ăn là 2 yếu tố hàng đầu quyết định đến sự thành bại.
Bởi thế khi nuôi đà điểu, bà con cần chú ý những bước sau.
1.Yêu cầu chuồng trại
Chuồng phải làm ở nơi cao ráo, nền chuồng thiết kế có độ nghiêng từ 10 – 15 độ khi gặp trời mưa dễ thoát nước. Đà điểu thích chạy nên khu chuồng nuôi phải có sân chơi. Thiết kế sân chơi có chiều dài từ 80 – 100m; ngang từ 5- 7m, xung quanh được bao bọc bởi lưới B40 hoặc tre, nứa; chiều cao lưới thiết kế 1,5m
Một điển cần chú ý nữa là, nền sân chơi không cần lát gạch mà là nền cát để đà điểu khỏi trơn trượt khi chạy nhảy. Sân chơi có trồng cây làm bóng mát cho đà điểu trú nắng. Giai đoạn này đà điểu hầu như ở ngoài trời, vì vậy sân chơi đối với chúng rất quan trọng.
2.Điều kiện yên tĩnh
Đà điểu rất ít mắc bệnh, nhưng rất sợ tiếng ồn nên trang trại nuôi đà điểu phải tách biệt với khu dân cư. Hệ thần kinh đà điểu rất nhạy cảm, dễ phát sự kinh động khi có tiếng động lớn đột ngột hoặc người lạ mặt. Nếu có sự kinh động mạnh cả bầy chạy loạn xạ có thể dẫm đạp lên nhau, đâm vào bất cứ chướng ngại vật nào dễ gây chân thương, rách da hoặc gẫy cổ rồi chết.
3.Đề phòng các dị vật
Tính đà điểu rất hiếu kỳ, tò mò chúng mổ bất cứ thứ gì mà chúng thấy dẫn đến tắc ruột và chết, vì vậy cần nhặt sạch các dị vật (gạch, đá, mảnh thuỷ tinh, túi bóng hay các vật nhỏ nhọn sắc) trong chuồng nuôi.
4. Chế độ dinh dưỡng
Theo anh Trung, nên kết hợp 2 loại thức ăn đó là thức ăn tinh (hỗn hợp) và các loại rau xanh (thức ăn tươi) là tốt nhất. Đà điểu dưới 4 tháng tuổi thức ăn tươi được cắt nhỏ khoảng 1cm, 4 tháng trở lên cắt từ 2- 4cm. Thức ăn tươi cho đà điểu có thể dùng các loại lá rau, cỏ voi non… Đối với đà điểu dưới 70kg phân ra cho ăn nhiều lần khoảng 2- 3 lần/ngày, đà điểu trên 70kg cho ăn 1 lần/ngày. Thời điểm cho ăn tốt nhất là sáng 7h 30 – 8 giờ, chiều từ 15 – 18h, giai đoạn này đà điểu ăn mạnh nhất. Nuôi đà điểu thương phẩm cho ăn nhiều tăng trưởng nhanh có thể giết thịt từ 10 tháng tuổi.
5. Máng cho đà điểu ăn, uống
Đà điểu phát triển to lớn vì vậy phải sử dụng máng ăn bằng gỗ được đóng với kích thước 0,3 x 0,25 x 1 m. Máng ăn được cố định ở độ cao 0,7 - 0,8 m để đà điểu không dẫm đạp và ăn dễ dàng. Đảm bảo 4 - 5 con/1 máng ăn. Bà con cần chú ý, trước khi cho đà điểu ăn, uống nước, các dụng cụ máng phải được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo sức khỏe cho đà điểu.
6. Phân nhóm và mật độ nuôi
Tuỳ diện tích chuồng nuôi có thể phân nhóm theo trọng lượng hay lứa tuổi, mỗi nhóm 15 - 20 con, mật độ nuôi đảm bảo 4 m2 nền chuồng/con và 10 m2 sân chơi/con.
Theo Đức Thịnh/ Dân Việt