Trai 8X “dở hơi” khi dốc sức săn giống nho rừng quý hiếm

Google News

Không ngại gian khó, mỗi khi có thông tin về cây nho rừng là chàng trai 8X Đào Văn Thắng (SN 1987) lại lặn lội vào rừng sâu để tìm kiếm mang về. Chính vì cách nghĩ, cách làm khác người này mà ban đầu nhiều "trêu chọc" 8X này là "dở hơi...không biết bơi"...

Đã nhiều năm qua, anh Đào Văn Thắng (phường Bảo An, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) âm thầm bỏ công sức để nghiên cứu quả nho rừng, cây nho và sự sinh trưởng phát triển của giống cây độc đáo này.
Anh Thắng kể: “Trước đây, tôi có công việc ổn định ở một cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, vì đam mê nông nghiệp sạch, tôi rẽ hướng làm ăn mới”.
Trai 8X “do hoi” khi doc suc san giong nho rung quy hiem
Nho rừng phân bố chủ yếu huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) và Bác Ái, Thuận Bắc, Thuận Nam (Ninh Thuận) 
Chắp nối thông tin, anh đã lặn lội nhiều cánh rừng sâu để tìm kiếm một giống nho rừng. Công việc tìm kiếm giống nho này không hề dễ dàng, có những thời điểm đi cả ngày trời, nhưng kết quả về lại tay không. Nguyên nhân, một số người dân không hiểu hết về tác dụng của giống nho quý hiếm này nên đã chặt phá bỏ.
Với quyết tâm chinh phục thử thách, chàng trai trẻ đã thực hiện được điều mình mong ước. Hiện nay, anh đã bảo tồn và chăm sóc gần 70 gốc nho rừng. Bên cạnh đó, anh còn vận động người dân tìm hái quả khi mùa nho rừng chín và anh thu mua quả với giá dao động từ 20.000- 25.000 đồng/kg.
Trai 8X “do hoi” khi doc suc san giong nho rung quy hiem-Hinh-2
 Nho rừng cho màu sắc khá đẹp mắt, giúp người dân kiếm thêm thu nhập
Anh Thắng bộc bạch, nho rừng rất thú vị, quả nhều, màu sắc đẹp. Bộ phận gốc, lá nhỏ hơn so với các giống nho truyền thống ở Nam Trung bộ. Tuy nhiên, bộ rễ của nho rừng rất to, phát triển rất mạnh và đặc biệt tích trữ được chất dinh dưỡng rất cao, có khả năng đáp ứng nuôi cây vào mùa khô hạn. Cây nho rừng vào mùa mưa mới ra hoa, quả nhỏ hơn so với giống nho truyền thống.
Trai 8X “do hoi” khi doc suc san giong nho rung quy hiem-Hinh-3
 Hoa của nho rừng
Qua tìm hiểu, cây nho rừng phân bố chủ yếu ở vùng núi huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) và huyện Bác Ái, Thuận Bắc, Thuận Nam (Ninh Thuận). Nho mỗi năm chỉ duy nhất cho ra quả một vụ, quả sau khi thu hoạch về qua công đoạn xử lý, rồi dùng để làm nước uống hoặc dùng ngâm rượu, rất giàu dinh dưỡng. Một số bà con hiện đã tận dụng mùa vụ mang dụng cụ vào rừng để hái và xuất bán cho thương lái có thêm thu nhập từ cây lộc rừng quý hiếm.
Anh Thắng cho hay, sẽ dốc toàn bộ sức lưc để nhân giống và tạo ra những sản phẩm độc đáo từ loại nho rừng kỳ diệu này.
Theo Công Tâm/ Dân Việt