Vàng là một kim loại rất quý và nó cũng là một loại tiền tệ cứng được quốc tế chấp nhận. Vàng có kết cấu chống ăn mòn và ổn định về mặt hóa học, không bị đổi màu, phân hủy hoặc oxy hóa khi bảo quản hàng nghìn năm ở nhiệt độ phòng.
Đây là một trong những lý do tại sao vàng có thể được sử dụng như một loại tiền tệ chung và làm đồ trang sức. Điều thú vị là vàng trước khi luyện thành thành phẩm không phải là màu vàng mà là bột bùn màu cà phê.
Trong xã hội hiện đại, vàng còn được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực điện tử, truyền thông, máy móc cao cấp, hàng không vũ trụ, vật liệu mới mang lại cho vàng những chức năng mới. Vàng có tính linh hoạt, dễ uốn và dẻo tốt, đó là một trong những lý do tại sao nó có thể chế tạo thành đồ trang sức với nhiều hình dạng khác nhau.
Là nguồn tài nguyên dự trữ chiến lược chung cho tất cả các quốc gia trên thế giới, vàng đã hình thành một hệ thống tiền tệ hoàn chỉnh và được cộng đồng quốc tế chấp nhận, là đồng tiền thanh toán quốc tế lớn thứ năm sau đô la Mỹ, đồng euro, đồng bảng Anh và đồng yên.
Ở Trung Quốc cổ đại, vàng có thể trực tiếp dùng làm tiền tệ lưu thông, tuy nhiên nó rất quý và chỉ được giới giàu có hoặc tầng lớp thượng lưu sử dụng hoặc chỉ cần thiết cho các giao dịch quy mô lớn.
Là kim loại quý hiếm, vàng từ xa xưa đã được ưa chuộng và coi trọng, nó là biểu tượng của sự giàu sang và địa vị. Làm sao người bình thường có thể sở hữu vàng! Ngay cả khi có, cũng chỉ là một món đồ trang sức nhỏ.
Tuy nhiên, dù sao, vàng cũng chỉ là một kim loại. Giống như đồng, sắt và thiếc, vàng là một kim loại và là một nguyên tố vô dụng đối với cơ thể sống, không giống như sắt và kẽm. Theo thuyết càng hiếm càng quý, nguyên nhân khiến vàng đắt hơn đồng, sắt, nhôm, thiếc, chì và các kim loại khác cũng là do sản lượng của nó thấp và rất ít tồn kho trên thế giới.
Tuy nhiên, thực tế có phải như vậy? Câu trả lời là không, không chỉ có nhiều vàng trên Trái Đất mà là siêu nhiều: 60.000.000.000.000 tấn! Nói một cách đơn giản: 6*1013 tấn trong khi tổng khối lượng của Trái Đất là 6*1021 tấn.
Theo tính toán của các nhà khoa học, hàm lượng vàng trên Trái Đất bằng một phần trăm triệu tổng trọng lượng của Trái Đất. Hiện tại, tổng dân số trên Trái Đất là khoảng 7 tỉ người, khi quy đổi ra, bình quân đầu người sở hữu vàng là khoảng 9.000 tấn.
Có nhiều vàng trên Trái Đất như vậy, tại sao nó được gọi là kim loại hiếm? Trên thực tế, một lượng lớn vàng trên Trái Đất ẩn sâu trong lõi, phần trong cùng và ở giữa của Trái Đất.
Các nhà khoa học tính toán rằng trong lõi Trái Đất có một lượng kim loại quý rất lớn, trong đó vàng chiếm phần lớn. Có thể nói, nhìn từ bề ngoài, Trái Đất là một quả cầu nước, nhưng xét từ "lõi bên trong", nó là một "quả cầu vàng"!
Tại sao lõi Trái Đất có thể chứa nhiều vàng đến vậy? Điều này là do Trái Đất cực kỳ không ổn định vào thời kỳ đầu hình thành cách đây hàng tỉ năm. Vào thời điểm đó, môi trường của Trái Đất rất khắc nghiệt, với nhiệt độ cao, bão và không có sinh vật hay thực vật nào trên bề mặt.
Núi lửa phun trào khắp mọi nơi. Bầu trời bùng nổ suốt cả ngày. Một lượng lớn vật liệu kim loại nặng do các ngôi sao phân tán rơi xuống Trái Đất và chìm xuống bên dưới Trái Đất, dần dần hình thành lõi kim loại của Trái Đất. Trong số đó, vàng chiếm phần lớn.
Do đó, vàng chúng ta đã khai thác, sử dụng và tích trữ từ xưa đến nay không phải là nguyên gốc của vàng, vàng nguyên thủy nhất vẫn nằm yên lặng trong lòng đất hàng tỉ năm.
Vàng mà chúng ta khai thác đều nằm trên bề mặt Trái Đất, tức là vàng trong lớp vỏ. Tổng lượng vàng này rất nhỏ và chỉ chiếm một tỷ lệ phần trăm trong tất cả các thành phần vàng của Trái Đất. Vàng này được tạo ra sau khi Trái Đất hình thành, các hành tinh, vệ tinh, sao chổi và một số thiên thể trong vũ trụ va chạm vào nhau và phát nổ và phân tán.
Trọng lực của Trái Đất khiến vàng phân tán khắp nơi trên bề mặt. Theo thời gian, nó dần dần hòa vào vỏ Trái Đất và kết hợp với quặng và một số nguyên tố kim loại nhất định để tạo thành các mỏ khoáng sản, sau đó được con người khai thác ở bề mặt nông, được gọi là mỏ vàng.
Cho đến nay, tổng lượng vàng do con người khai thác chỉ là 190.000 tấn, nó có thể lấp đầy một bể bơi tiêu chuẩn với chiều dài cạnh 20 mét. Hàm lượng vàng trong vỏ Trái Đất không nhiều, và phần lớn chúng tồn tại trong biển cả bao la.
Qua tính toán, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng đại dương toàn cầu chứa 45.000 tấn vàng và 730 kg vàng trên một km khối, nhưng tiếc là công nghệ hiện tại của con người không thể khai thác vàng từ biển. Phương pháp này tốn nhiều công sức và thời gian, không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường và lãng phí năng lượng.
Một câu hỏi nữa được đặt ra, liệu chúng ta có thể khai thác vàng từ phần sâu của Trái Đất không? Câu trả lời là không! Công nghệ hiện tại của loài người không thể khai thác được những mỏ khoáng sản sâu dưới lòng đất, chứ đừng nói đến lõi Trái Đất, ngay cả trong lớp vỏ, con người cũng không thể tới được vị trí đó.
Con người có thể lên trời xuống biển, lên Mặt Trăng hay thậm chí là sao Hỏa, nhưng chúng ta không biết nhiều về lõi của Trái Đất. Các mỏ sâu hiện nay chỉ vài trăm mét hoặc hàng nghìn mét, đối với bán kính 6.300 km của Trái Đất thì đây không có gì đáng nói.
Mũi khoan sâu nhất của con người là mũi khoan Kola của Liên Xô cũ, sâu 12.226 mét, đây là kỷ lục cao nhất mà con người có thể chạm tới độ sâu của Trái Đất và vẫn chưa bị phá vỡ cho đến nay. Hơn 12 km, chưa đầy hai phần nghìn độ dày của vỏ Trái Đất, và nó vẫn còn xa lớp Manti và lõi!
Mũi khoan Kola đã tìm thấy quặng vàng ở độ sâu 9.500 mét, hàm lượng lên tới 80 gam/tấn, hàm lượng này khá cao. Nhưng điều đáng buồn là dù ở 9.500 mét thì con người cũng không thể khai thác được.
Theo tính toán của các chuyên gia, chỉ có đủ vàng trên bề mặt để con người khai thác trong khoảng 50 năm nữa, sau 50 năm, sẽ không còn mỏ vàng nào trong vỏ Trái Đất nữa. Giờ đây, mọi người thậm chí không bỏ qua những mỏ kém mà họ từng loại bỏ, và những mỏ vàng có hàm lượng dưới 4% cũng được khai thác hết công suất.
Một ngày nào đó, lớp vỏ Trái Đất cũng cạn kiệt vàng, lúc đó, điều gì sẽ xảy ra với những người bị ám ảnh bởi vàng?
Theo VietTimes