Doanh nghiệp trẻ và những cơn "bạo bệnh" vì thiếu bàn tay cộng đồng
Thị trường kinh tế mở cửa dẫn đến sự đổ bộ ồ ạt của vô số các thương hiệu quốc tế vào thị trường Việt Nam theo đường chính ngạch lẫn tiểu ngạch. Hàng giả, hàng kém chất lượng cũng theo đó tràn vào.
Hàng hóa từ nhiều nguồn, chủng loại phong phú, mẫu mã bắt mắt, mức giá đa dạng,… đã tăng thêm sức ép cạnh tranh lên các doanh nghiệp trong nước, vốn chưa có nhiều kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cũng như bản lĩnh thương trường. Do đó, nếu không có sự ủng hộ, nâng đỡ từ cộng đồng, các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp non trẻ sẽ khó lòng vượt qua “cơn lốc thị trường” để tồn tại và phát triển.
Nhớ lại những khó khăn ngày đầu thành lập, Ông Nguyễn Văn Điền - Giám đốc Công ty Hải Linh, chuyên cung cấp thiết bị vệ sinh, cho biết: “Để đảm bảo hàng hóa đến tay người tiêu dùng phải chất lượng và có giá thành tốt nhất, tôi luôn cố tìm kiếm và chọn lọc từ rất nhiều nhà cung cấp khác nhau. Nhưng không phải ai cũng vậy. Trên thị trường vẫn có nhiều người sẵn sàng bán các sản phẩm kém chất lượng và giá thành rẻ khiến những ngày đầu của Hải Linh tồn tại khá gian truân”.
Cũng gặp khó khăn về sức ép của hàng kém chất lượng, trôi nổi trên thị trường, doanh nghiệp Tân Phú đã phải mất hơn 3 năm để được thị trường chấp nhận sản phẩm. Bà Hồng Thái Hà kể về những ngày khởi nghiệp cách đây 20 năm: “Khi ấy, tôi phải đến từng sạp chợ, từng cửa hàng để ký gởi sản phẩm của mình rồi hàng ngày trông ngóng sự phản hồi. Để nuôi dưỡng ước mơ xây dựng một thương hiệu thời trang trẻ em “made in Vietnam”, tôi thậm chí phải nhận làm thêm đồng phục cho trường học, công ty để doanh nghiệp tồn tại và chờ thị trường đón nhận”.
Tân Phú hay Hải Linh chỉ là 2 trong số rất nhiều doanh nghiệp của Việt Nam mà từ khi non trẻ đã phải chật vật để tồn tại. Không phải doanh nghiệp nào cũng may mắn và vững vàng vượt qua óng gió thương trường như hai doanh nghiệp trên. Rất nhiều thương hiệu Việt chưa kịp khẳng định thương hiệu đã “chết yểu” và phá sản.
Đã đến lúc cộng đồng chung tay tiếp thêm “vitamin” thương hiệu Việt
Chính vì lý do đó, là ngân hàng luôn tiên phong đưa ra các giải pháp đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp Việt, Maritime Bank đã lần lượt đưa ra rất nhiều giải pháp cụ thể, từ những sản phẩm cho vay vốn ưu đãi đến việc tạo nên cộng đồng kết nối khách hàng cá nhân với doanh nghiệp Việt.
Cộng đồng JOY Martitime Bank ra đời cũng xuất phát từ mong muốn trên. Tại đây, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội được tiếp cận với hơn 1.5 triệu khách hàng tiềm năng, chính là các khách hàng của Maritime Bank, cũng như xây dựng mối quan hệ và liên kết với các đối tác doanh nghiệp khác.
Cộng đồng JOY Maritime Bank cũng giúp người tiêu dùng có thêm một địa chỉ để săn các hot deal, hàng giảm giá hấp dẫn đến từ các doanh nghiệp ở đủ mọi lĩnh vực. Maritime Bank chính là cầu nối đưa khách hàng và doanh nghiệp đến gần nhau hơn, qua đó hiện thực hóa mục tiêu “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”.
“Khi gia nhập cộng đồng JOY Maritime Bank, tôi cảm thấy rất phấn khởi. Chỉ trong một thời gian ngắn, hình ảnh và sản phẩm của Hải Linh được nhiều khách hàng biết đến hơn. Tôi cũng vô cùng tự hào khi nhìn thấy sản phẩm của công ty mình xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông như: các màn hình và hộp đèn tại sân bay, các màn hình LED của tòa nhà, xuất hiện banner trên facebook và các báo lớn. Tôi hy vọng Hải Linh sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của đông đảo người tiêu dùng Việt để luôn phát triển vững mạnh". - ông Điền nhận định đầy lạc quan.
Bà Hồng Thái Hà cũng chia sẻ: “Tân Phú vốn từ lâu đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp hàng hiệu giá rẻ thi nhau mở chi nhánh tại Việt Nam như: H&M, GAP, ZARA,… nên tạo sức ép không nhỏ cho Tân Phú. Tham gia vào Cộng đồng JOY – Maritime Bank, chúng tôi đã được tiếp thêm sức mạnh cả về vốn lẫn truyền thông để khẳng định chất lượng của sản phẩm Việt. Chúng tôi đã mở thêm vài cửa hàng trong tháng 9 này và hy vọng Cộng đồng JOY Maritime sẽ góp phần lan tỏa tên tuổi thương hiệu trong lòng người tiêu dùng”.
PV