Kiến trúc của dinh thự đặc biệt nhất Việt Nam
Dinh Độc Lập là nơi chứng kiến và mang đậm dấu ấn nhất trong ngày giải phóng Sài Gòn 30/4/1975. Nơi đây đang trở thành điểm thu hút đông đảo du khách.
|
Dinh Độc Lập (nay là Dinh Thống Nhất) là di tích lịch sử nổi tiếng của TP HCM và Việt Nam. |
|
Được chính quyền Pháp khởi công xây dựng với tên gọi là Dinh thống đốc Nam Kỳ, qua nhiều đổi thay của lịch sử nơi đây lần lượt đổi tên là Dinh toàn quyền, Dinh Dorodom, Dinh Độc Lập. |
|
Tại sân trưng bày 2 chiếc xe tăng, một chiếc số hiệu 843 của quân giải phóng thuộc Ðại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 dẫn đầu đội hình đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Ðộc Lập lúc 10h45 ngày 30/4/1975. |
|
Chiếc còn lại (số hiệu 390) từng húc tung cổng chính tiến thẳng vào Dinh lúc 11h30 cùng ngày. Trung úy Bùi Quang Thận - Ðại đội trưởng chỉ huy xe tăng 843 đã kéo lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh. |
|
Trung tâm tầng 2 là tấm thảm lớn chạm thêu lưỡng long. |
|
Khu vực trưng bày các bức ảnh và vật dụng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là những tư liệu lịch sử về Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975. Mỗi ngày có hàng trăm du khách ghé thăm, nhiều nhất là dịp cuối tuần, trong đó chủ yếu là người nước ngoài. Để tiện lợi cho việc tìm hiểu lịch sử từ ngày xây dựng đến khi giải phóng, Ban quản lý bố trí phòng thông tin với đầy đủ hình ảnh tư liệu, di vật qua các quá trình. |
|
Dinh được xây dựng trên diện tích 4.500 m2, diện tích sử dụng 20.000 m2, gồm 3 tầng chính, 1 sân thượng, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Hiện vẫn còn một chiếc trực thăng UH1. Đây là loại máy bay chiến đấu do hãng Bell (Mỹ) chế tạo, trang bị cho Mỹ năm 1959 và sử dụng tại chiến tranh Việt Nam năm 1962. Hai khoanh tròn đỏ cũng như mảnh bom còn sót lại ghi nhớ vụ ném bom ngày 8/4/1975 của phi công Nguyễn Thành Trung. |
|
Đặc biệt trong Dinh Thống Nhất có nhất nhiều phòng được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Trong ảnh là phòng họp nội các dưới thời chế độ cũ. |
|
Phòng tiếp khách của phó tổng thống tại tầng 2. Bên trong có trưng bày 2 bức tranh sơn mài của Thái Văn Ngôn vẽ năm 1966 và bức tranh Khuê Văn Các (Văn Miếu, Hà Nội). |
|
Phòng tiếp khách trải thảm thêu hoa cúc và chữ song hỷ cùng với bức bình phong ngà voi lớn. Hai bên có tủ nhỏ trạm trổ trúc mai. |
|
Tùy theo mục đích sử dụng mà Dinh còn có nhiều phòng như: phòng họp Hội đồng nội các, phòng làm việc của tổng thống và của phó tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến... chưa kể các phần khác như hồ sen bán nguyệt hai bên thềm đi vào chánh điện, hành lang... |
|
Trong Dinh cũng có một rạp xem phim nhỏ, chứa được 50 khán giả, chuyên trình chiếu các phim tài liệu lịch sử phục vụ du khách khi cần. |
|
Khu vực đặt máy chiếu phim. Ở dưới tầng hầm là hệ thống gồm nhiều phòng thông tin liên lạc, truyền tin, điện thoại, điện báo, viễn ấn. Tầng hầm được thiết kế kiên cố chịu bom đến 500 tấn. Và ở tầng hầm 2 chịu sức bom đến 2.000 tấn. |
Theo Zing