Sống tối giản chuẩn như người Nhật: Khi bớt đồ đi không làm thiếu thốn

Google News

Bớt đi chút đồ không làm cuộc sống bạn thiếu thốn, trái lại còn khiến cuộc sống thêm thảnh thơi, nhẹ nhõm hơn.

Song toi gian chuan nhu nguoi Nhat: Khi bot do di khong lam thieu thon
 
Đan Mạch được biết tới là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới với chỉ số hạnh phúc do Liên Hợp Quốc thống kê luôn thuộc top đầu, người ta đã tìm cách lý giải lý do nào khiến người Đan Mạch luôn hạnh phúc, câu trả lời được thống nhất đó là do lối sống “hygge”.
“Hygge” về cơ bản là sự theo đuổi niềm vui, hạnh phúc trong đời sống, theo những cách giản dị nhất mà ai cũng có thể thực hiện dễ dàng. Gần đây, lại có một phong cách sống đặc trưng của người Nhật được nhắc tới nhiều trên các mặt báo quốc tế, đó là lối sống tối giản.
Lối sống tối giản của người Nhật Bản, thường được gọi là Danshari hay Minimalism, hiện đang được rất nhiều nước khác trên thế giới yêu thích và áp dụng theo.
1. Tại sao người Nhật chọn lối sống tối giản?
Nổi tiếng trong lĩnh vực này là cô Marie Kondo với quyển "Nghệ thuật bài trí của người Nhật" và Sasaki Fumio cha đẻ của "Lối sống tối giản của người Nhật" - quyển sách gối đầu giường của rất nhiều gia đình lựa chọn phong cách sống tối giản.
Lối sống tối giản có thể hiểu đơn thuần là cách sống cắt giảm vật dụng xuống còn mức tối thiểu. Và cùng với cuộc sống ít đồ đạc, ta có thể để tâm nhiều hơn tới hạnh phúc, đó chính là chủ đề của cả 2 cuốn sách này.
Người Nhật cho rằng chẳng có ai từ khi sinh ra đã có tài sản, đồ đạc gì trong tay. Vậy nên bất cứ ai khi mới chào đời đều là những người sống tối giản. Cứ mỗi lần bạn sở hữu trong tay những đồ dùng hơn mức cần thiết là một lần bạn lấy mất tự do của chính mình.
Đa số người Nhật hiện đại thích cuộc sống tối giản, ít vật dụng. Bỏ bớt đồ đạc giúp họ rũ bớt gánh nặng là phải bảo quản nó, chăm sóc nó, sắp xếp và nhớ đến sự tồn tại của nó. Việc không cần chú trọng quá nhiều vào vật chất cũng giúp người ta tiết kiệm được thời gian và tiền bạc để dành cho những điều khác quan trọng hơn trong cuộc sống.
Cách thiết kế nhà cửa tối giản ở đất nước này đồng thời cũng giúp tận dụng tối đa không gian sống. Chẳng thế mà khi bạn bước vào một ngôi nhà ở Tokyo thường rất nhỏ (vì đất đắt đỏ) nhưng sẽ luôn đảm bảo tiện nghi.
Không những vậy, vì là một đất nước thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, đồ đạc ít đi cũng giúp cho người Nhật không bị chấn thương bởi chúng trong những cơn bão hay động đất. Họ cũng không còn tốn kém quá nhiều chi phí để mua lại đồ đạc khi mọi thứ bị hư hại sau những đợt sóng thần, lũ quét.
2. Danshari như người Nhật - tiện nghi bắt nguồn từ sự vứt bỏ
Lối sống tối giản Danshari bao gồm ba ký tự Dan (từ chối), Sha (vứt bỏ), và Ri (tránh xa), đó là không chấp nhận đưa thêm những thứ không cần thiết vào cuộc sống của mình, vứt bỏ hết những thứ không cần thiết hiện có và thoát ra khỏi những ám ảnh về vật chất. Để được hạnh phúc, bình an và tự do đón nhận mọi điều trong cuộc sống này.
Danshari của người Nhật được thể hiện gói gọn tại:
Dan – Từ chối
- Giảm thiểu chi phí mua sắm: có nghĩa là bạn chỉ mua những gì thật sự cần thiết cho cuộc sống của bạn
- Tìm các món quà thay thế thay vì đi mua quà
- Không tuỳ tiện cung cấp thông tin cho các cửa hàng, không đăng ký nhận thư từ các tạp chí online, thanh toán qua mạng để tiết kiệm thời gian và giấy tờ
- Từ chối nhận hàng miễn phí nếu mình không thật sự cần đến
Sha – Vứt bỏ
- Mỗi ngày hãy vứt ít nhất một đồ vật không dùng đến
- Giải phóng tủ quần áo chỉ giữ lại những món đồ bạn hay dùng đến nhất
- Hãy xem lại những dụng cụ bếp bạn gần như không dùng đến để cho đi.
Ri – Tránh xa
- Nâng niu quan điểm “vừa đủ”.
- Trân trọng không gian hơn đồ vật.
Danshari - Càng đơn giản, càng hạnh phúc, nếu ngay lúc này đây bạn cảm thấy cuộc sống bản thân mình quá bề bộn, nặng nề thì tại sao lại không thử “Danshari”?
Song toi gian chuan nhu nguoi Nhat: Khi bot do di khong lam thieu thon-Hinh-2
Nhiều phòng ngủ trong các căn nhà ở Nhật Bản gần như không có bất cứ đồ đạc gì, kể cả giường. 

Song toi gian chuan nhu nguoi Nhat: Khi bot do di khong lam thieu thon-Hinh-3
Phòng tắm ít đồ đạc nhất có thể. 

Song toi gian chuan nhu nguoi Nhat: Khi bot do di khong lam thieu thon-Hinh-4
Những vật dụng được để trên tường, thay vì mua kệ, vừa tốn kém vừa tốn diện tích. 

Song toi gian chuan nhu nguoi Nhat: Khi bot do di khong lam thieu thon-Hinh-5
Những thứ cần thiết được sắp xếp gọn gàng trong 1 chiếc tủ.  

Song toi gian chuan nhu nguoi Nhat: Khi bot do di khong lam thieu thon-Hinh-6
Gối, đệm được để trong tủ quần áo để tiết kiệm không gian. Tốt nhất chỉ nên có đủ đồ dùng - không nên có nhiều hơn nhu cầu sử dụng. 

Song toi gian chuan nhu nguoi Nhat: Khi bot do di khong lam thieu thon-Hinh-7
Ngay cả phòng khách cũng chỉ đặt một chiếc bàn và một chiếc ghế gỗ không kiểu cách. 

Song toi gian chuan nhu nguoi Nhat: Khi bot do di khong lam thieu thon-Hinh-8
Nhiều gia đình khác thì sử dụng loại bàn thấp truyền thống. Hoặc sử dụng các kệ bên tường thay cho ghế.  

Song toi gian chuan nhu nguoi Nhat: Khi bot do di khong lam thieu thon-Hinh-9
Người Nhật luôn cố gắng giữ mọi thứ ngăn nắp, sạch sẽ nhất có thể. Nhưng tối giản không có nghĩa là không thể đẹp. 

Song toi gian chuan nhu nguoi Nhat: Khi bot do di khong lam thieu thon-Hinh-10
Mọi thứ đều sẵn sàng trong tầm tay. 

Song toi gian chuan nhu nguoi Nhat: Khi bot do di khong lam thieu thon-Hinh-11
Một phần trong triết lý tối giản là sử dụng những đồ đạc có nét tương đồng với nhau. 

Song toi gian chuan nhu nguoi Nhat: Khi bot do di khong lam thieu thon-Hinh-12
Tủ quần áo chỉ cần vài bộ đồ với tông màu và kiểu dáng dễ mặc. 

Song toi gian chuan nhu nguoi Nhat: Khi bot do di khong lam thieu thon-Hinh-13
Mỗi món đồ đều có mục đích và vị trí riêng của nó. 

Song toi gian chuan nhu nguoi Nhat: Khi bot do di khong lam thieu thon-Hinh-14
Đồ đạc ít ỏi mang lại một vẻ đẹp riêng. 

Theo Lê Lê (T/H) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)