Chuyên gia Nga “bênh” Nhật Bản

Google News

(Kiến Thức) - Cựu Đại sứ Nga tại Nhật Bản Alexander Panov cho rằng Nhật Bản buộc nâng cấp lực lượng vũ trang để đối phó với tình hình thay đổi ở Châu Á-Thái Bình Dương.

 Tàu chiến Nhật Bản

Dự án cải cách lực lượng vũ trang lớn được Ủy ban quốc phòng của Đảng Tự do Dân chủ (LPD) cầm quyền phê duyệt khiến một số chuyên gia lo ngại Nhật Bản đang chuẩn bị chiến tranh với các nước láng giềng.

Tuy nhiên, cựu Đại sứ Nga tại Nhật Bản - giáo sư Alexander Panov - cho rằng để tấn công các nước láng giềng, Nhật Bản cần phải sửa đổi nhiều điều khoản trong hiến pháp và điều này không hề dễ dàng. Theo ông, việc Tokyo muốn có một quân đội toàn diện là điều tự nhiên và dễ hiểu.

Giáo sư Alexander Panov giải thích: “Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang gia tăng căng thẳng. Tham gia vào sự căng thẳng này không chỉ có Nhật Bản. Nhật Bản chỉ đáp trả những thách thức, trong đó có hành vi không bình thường của Bắc Triều Tiên và sự nổi lên của Trung Quốc. Nhật Bản lo ngại rằng bất chấp những cam kết, Mỹ sẽ không bảo vệ Nhật Bản đúng mức nên họ tìm cách xây dựng tiềm năng phòng thủ của mình”.

Cựu Đại sứ Panov ghi nhận rằng trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang diễn ra quá trình chuyển dịch cơ cấu quan hệ quốc tế và cán cân lực lượng. Sự nổi lên của Trung Quốc và sự suy yếu của Nhật Bản, việc Mỹ trở lại châu Á Thái Bình Dương khiến cho tình hình trong khu vực thay đổi. Tình hình bây giờ đã trở nên năng động hơn, ít ổn định và hiện đang phát triển tự nhiên.

 Tàu sân bay Trung Quốc.

Trong điều kiện như vậy, một số nước đã tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang của mình, đặc biệt là hải quân. Trong tháng 11/2012, Đại hội ĐCS 18 đã tuyên bố rằng quân đội Trung Quốc phải sẵn sàng để chiến thắng trong các cuộc xung đột khu vực. Ấn Độ cũng đang tăng cường vũ trang và xây dựng siêu căn cứ trên quần đảo Andaman, có thể tiếp nhận và tàu ngầm hạt nhân và tàu sân bay. Trên thực tế, Châu Á đã bắt đầu chạy đua vũ trang. Song song với điều đó, chủ nghĩa dân tộc ngày càng gia tăng.

 Tên lửa Triều Tiên.

Cho rằng cần phải phân tích những gì đang xảy ra trong khu vực một cách toàn diện hơn, cựu Đại sứ Panov nói: “Trước hết, chúng ta cần phải bắt đầu từ Triều Tiên - đó là vấn đề bùng nổ nhất. Cần phải đưa ra những đề xuất mới, bởi vì khuôn khổ 6 đã chết. Cần đưa ra một kế hoạch toàn diện và sâu rộng bao gồm cả việc thay thế các hệ thống hiệp định đình chiến trên thế giới. Hiện tại Bắc Triều Tiên chấp nhận các sáng kiến này, còn Hàn Quốc thì bác bỏ. Nhưng bản thân Hàn Quốc cũng cần phải đưa ra những kiến nghị mà Bắc Triều Tiên khó có thể từ chối".

Giáo sư Panov đề xuất triệu tập một hội nghị quốc tế về tình hình trên bán đảo Triều Tiên với sự tham gia của tất cả các thành viên Hội đồng Bảo an LHQ, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và các quan sát viên nhằm bàn về một loạt vấn đề: giải pháp hòa bình, thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai miền Triều Tiên và giữa Triều Tiên và Mỹ, các biện pháp xây dựng lòng tin, giải trừ quân bị hạt nhân và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Khi đó, Triều Tiên buộc phải có sự hồi đáp. Trong khuôn khổ một hội nghị quốc tế, đàm phán song phương giữa Triều Tiên và Mỹ sẽ dễ dàng hơn.

TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:



Văn Bình (theo VOR)