Trung Quốc từng tuyên bố sẽ bắn hạ mọi máy bay xâm nhập ADIZ mà không xin phép trước, khi đơn phương lập nên ADIZ năm 2013 ở Biển Hoa Đông, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế.
|
Trong năm 2013, Trung Quốc đơn phương thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông.
|
Cho đến nay, đã có một số hãng hàng không dân dụng của một số nước cũng nộp kế hoạch bay và xin phép Trung Quốc cho bay qua ADIZ ở Biển Hoa Đông.
Tuy nhiên, hai hãng hàng không Nhật Bản gồm Japan Airlines và All Nippon Airway vừa qua đã không khai báo với Bắc Kinh khi bay qua ADIZ ở Biển Hoa Đông, khẳng định không có mối đe dọa nào đối với các hành khách, bất chấp yêu cầu từ phía Trung Quốc.
Nhưng mới đây ngày 25/7/2015, chuyến bay QV 916 của Lao Airlines đã bị Trung Quốc chặn lại tại ADIZ trên Biển Hoa Đông.
ADIZ trên Biển Hoa Đông mà Trung Quốc đã đơn phương thiết lập năm 2013 đã buộc máy bay chở khách của Lào phải quay lại về nơi xuất phát là sân bay Gimhae của Hàn Quốc.
|
Ngày 25/7/2015, chuyến bay QV 916 của Lao Airlines đã bị Trung Quốc chặn lại tại ADIZ trên Biển Hoa Đông và phải quay lại về nơi xuất phát là sân bay Gimhae của Hàn Quốc.
|
Mặc dù ngày 30/7, phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân nói việc Trung Quốc chặn máy bay Lào là do vi phạm không phận của Trung Quốc chứ không liên quan đến ADIZ, nhưng lại không đưa ra được bằng chứng máy bay Lào bay vào không phận Trung Quốc chứ không phải bay vào ADIZ trên Biển Hoa Đông.
Giải thích này tỏ ra kém thuyết phục vì nếu như không vướng ADIZ bao trùm Biển Hoa Đông thì máy bay Lào đã có thể bay về sân bay Vientiane theo lịch trình mà không phải quay ngược đầu trở lại sân bay xuất phát Gimhae của Hàn Quốc.
Vụ việc này báo động một tiền lệ rất xấu, mà đỉnh điểm của nó có thể dẫn đến một vụ “MH17 mới”. Câu hỏi được đặt ra cho các nước hiện nay là : Liệu có Trung Quốc có gây ra một vụ như MH17 ở Biển Hoa Đông và Biển Đông?
Vụ bắn hạ chuyến bay chở khách dân dụng MH17 của Malaysia Airlines ngày 17/7/2014 ở Donetsk đã làm bùng lên làn sóng căm phẫn ở khắp nơi trên thế giới. Cần lưu ý rằng các bên cần phải nhận ra vụ bắn hạ MH17 đó là hậu quả tất yếu của tranh chấp chính trị ở Ukraina. Không sớm thì muộn, khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, hậu quả đó sẽ xảy ra.
Và kịch bản này cũng có thể dễ dàng lặp lại ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, nếu Trung Quốc bắn hạ mọi máy bay xâm nhập ADIZ mà không xin phép trước.
Các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông sẽ không thể chấp nhận việc phải xin phép bay qua ADIZ của Trung Quốc vì đây là một sự thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc và chấp nhận mất chủ quyền quốc gia.
Trên thực tế tại Biển Đông, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đè lên chủ quyền của Việt Nam. Cho đến nay, Trung Quốc đã hung hăng đâm chìm rất nhiều tàu cá Việt Nam làm nhiều người chết
và bị thương. Mặc cho Bộ ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối, Trung Quốc vẫn ngụy biện cho những hành động tội ác vi phạm pháp luật quốc tế và vô nhân đạo này, trắng trợn tuyên bố nước này đang thực thi chủ quyền ở Biển Đông và các nước khác không được phép can thiệp.
Xâu chuỗi các sự kiện nói trên, ta thấy Trung Quốc có thể dẫn tới thảm họa tại Biển Hoa Đông và Biển Đông như vụ bắn hạ MH17 của hãng hàng không dân dụng Malaysia .
Cộng đồng quốc tế cần nhận ra rằng nếu không ngăn chặn hành động hung hăng của Trung Quốc, thảm họa như MH17 tại ADIZ ở Biển Hoa Đông và ADIZ (nếu có) tại Biển Đông là điều có thể xảy ra.
Chính vì vậy, việc ngăn chặn Trung Quốc thực thi chủ quyền sai trái ở Biển Đông và Biển Hoa Đông là vô cùng cấp bách, để tránh dẫn tới việc Trung Quốc tiếp tục có những hành động hung hăng hơn bất chấp luật pháp quốc tế. Những hành động này có thể dẫn đến thảm họa như vụ bắn hạ máy bay trong chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines.
Đối với vụ Trung Quốc chặn máy máy bay Lào bay qua ADIZ mà Bắc Kinh đơn phương áp đặt, cộng đồng quốc tế và ASEAN cần kêu gọi điều tra làm rõ đường bay của máy bay Lào đã xâm nhập vùng nào của Trung Quốc mà bị chặn, từ đó yêu cầu Trung Quốc rút lại mệnh lệnh chặn máy bay Lào như vừa qua và không được tiếp tục có những hành động nguy hiểm tương tự đối với máy bay dân dụng.
Phạm Mạnh Hà