Ai đã không kích Trung tâm Nghiên cứu Masyaf: Israel hay Mỹ?

Google News

(Kiến Thức) - Chính phủ Syria đã cáo buộc Israel không kích Trung tâm Nghiên cứu Masyaf rạng sáng ngày 7/9, nhưng xem ra Mỹ cũng có động cơ để đánh phá cơ sở này.

Rạng sáng ngày 7/9, đã xảy ra một cuộc không kích Trung tâm Nghiên cứu Khoa học (CERS ) tại Masyaf, cách thành phố Hama 38 km về phía tây.
Ai da khong kich Trung tam Nghien cuu Masyaf: Israel hay My?
Ảnh chụp từ trên cao Trung tâm Nghiên cứu Khoa học (CERS ) tại Masyaf, Syria.  Ảnh: The Times of Israel
Theo DEBKAfile, trung tâm này được cho là giám sát các chương trình chiến tranh hoá học và tên lửa của chính phủ Syria kể từ những năm 1970. Các báo cáo về vụ không kích Trung tâm Nghiên cứu Masyaf kèm theo những bức ảnh ngọn lửa bốc cao từ một vụ nổ, mặc dù không có dấu hiệu nào cho thấy nó xảy ra tại Trung tâm Masyaf.
Chính phủ Syria nói rằng một vị trí quân sự gần Masyaf đã bị máy bay chiến đấu Israel phóng tên lửa đánh trúng và hai lính chính phủ đã thiệt mạng.
Các nguồn quân sự của DEBKAfile lưu ý rằng Trung tâm Nghiên cứu Khoa học ở Masyaf nằm cách Căn cứ không quân Nga Khmeimim ở LatakiaS-400 tiên tiến, 70 km về phía đông nam.
Ngày 24/ 8, nhật báo Algemeiner của Đức trích dẫn một báo cáo bí mật của Liên Hợp Quốc xác nhận rằng hai chuyến hàng của Triều Tiên trên đường tới Syria đã bị chặn lại trong 6 tháng qua, với lý do số hàng hóa đó là một phần hợp đồng của Công ty Khai khoáng Triều Tiên (KOMID) với Syria. KOMID là công ty chính của Bình Nhưỡng chuyên xuất khẩu các động cơ tên lửa, tên lửa và vũ khí thông thường bị cấm. Công ty này đã nằm trong danh sách đen của Hội đồng Bảo an LHQ từ năm 2009, cùng với hai đại diện của nó ở Syria.
Báo cáo của LHQ đã không nêu tên hai quốc gia đã ngăn chặn các chuyến hàng của Triều Tiên hoặc nói rõ chủng loại hàng hóa được vận chuyển.
Cách đây một thập kỷ, vào ngày 7 tháng 9 năm 2007, chiến đấu cơ Israel đã không kích phá hủy một nhà máy hạt nhân ở Syria do Triều Tiên đang xây dựng. Nhà máy này được cho là sẽ sản xuất plutonium phục vụ các chương trình hạt nhân của Triều Tiên và Iran.
Nếu xác nhận mục tiêu của cuộc không kích mới đây là Trung tâm Nghiên cứu Khoa học ở Masyaf, thì Israel đương nhiên bị nghi ngờ là thủ phạm chính. Tuy nhiên, Mỹ cũng có động cơ rõ ràng để thực hiện cuộc không kích này.
Sau khi vụ dùng tên lửa hành trình Tomahawk tấn công căn cứ không quân Sharyat của Syria ngày 7 tháng 4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố sẽ không bao giờ để cho chính phủ Syria tiến hành chiến tranh hóa học chống lại dân thường . Mỹ đã trực tiếp cáo buộc CERS nghiên cứu phát triển khí sarin sử dụng trong cuộc tấn công hóa học ở tỉnh Idlib.
Các nhà phân tích của DEBKAfile cho rằng chính quyền Trump có nhiều lý do để không kích Trung tâm Nghiên cứu Khoa học ở Masyaf . Với tất cả những quan ngại căng thẳng leo thang liên quan đến các vụ thử hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, Mỹ sẽ tìm cách đánh vào các đối tác của Bình Nhưỡng, thay vì tấn công quân sự trực tiếp.
Minh Châu (Theo DEBKAfile)