Khi biên giới phía tây của Iraq nằm trong tầm kiểm soát của phiến quân Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL), một báo cáo mới cho thấy, Mỹ và Anh từng nhận được cảnh báo về cuộc nổi dậy từ vài tháng trước khi các chiến binh ISIL bắt đầu càn quét lãnh thổ quốc gia Trung Đông này.
Theo báo cáo của tờ Telegraph dẫn lời các quan chức tình báo người Kurd, quan chức tình báo người Kurd từng cố gắng giải thích cho các đồng minh là CIA và MI6 cũng như chính quyền trung ương Iraq rằng, các thành viên ISIL có thể là mối đe dọa lớn cho sự ổn định của Iraq. Tuy nhiên, những cảnh báo này không phát huy tác dụng.
|
Các chiến binh ISIL diễu hành trên đường phố Tel Abyad, Syria ngày 2/1/2014.
|
Báo cáo mới nhất của hãng tin
Reuters cho hay “toàn bộ khu vực biên giới phía tây của nước này”, gồm biên giới với Syria, Jordan, đang “nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ”.
Các quan chức người Kurd cảnh báo rằng, ISIL thu hút các công dân Hồi giáo sinh ra ở nước ngoài để gây nên tình trạng đó. Quan chức cao cấp ngành tình báo Iraq Rooz Bahjat cho biết, khoảng 4.000 người Hồi giáo nhu vậy đang chiến đấu cho ISIL. Chừng 400-450 người sinh ra tại Anh đã tham gia vào nhóm phiến quân này.
Các quan chức tình báo Iraq cũng cảnh báo, liên minh chính thức giữa ISIL và các thành viên trung thành của Tổng thống Iraq Saddam Hussein trong đảng Baath đã gần như hoàn tất. Điều này dẫn đến một cuộc tấn công vào thành phố lớn thứ 2 của Iraq là Mosul và các thành phố khác ở phía bắc nước này.
“Chúng tôi đã có thông tin này sau đó, và chúng tôi còn gửi nó cho chính phủ Anh và chính phủ Mỹ. Chúng tôi biết chính xác chiến lược mà bọn họ sắp dùng và cả những nhà quân sự cho bọn họ nữa. Tuy nhiên, tất cả điều này đều không được họ (tức tình báo Anh và Mỹ) đoái hoài”, ông Bahjat cho tờ Telegraph hay.
Mặc dù ISIL nhanh chóng nắm quyền kiểm soát nhiều thành phố ở Iraq. Nhiều người tin rằng, nhiều người Sunni đã quyết định hỗ trợ các tổ chức ISIL khi thiếu vắng sự quản lý của chính phủ trung ương. Chính phủ do dòng người Hồi giáo Shia của Thủ tướng Nuri al-Maliki cũng không thành công trong vai trò là cầu nối giữa các phe phái chính trị trong nước, khiến nhiều người Sunni nhận thấy họ như bị bỏ rơi.
Như RT đưa tin, đã có dấu hiệu cho thấy Mỹ muốn ông Maliki từ chức để những nỗ lực hòa giải giữa người Sunni và Shia có thể được thực hiện. Phát biểu về tình hình này hồi tuần trước, Tổng thống Obama cho hay: “Đó không phải là công việc của chúng tôi để lựa chọn các lãnh đạo Iraq. Nhưng tôi không nghĩ rằng có một bí mật nào đó ở đây cả. Ít nhất ngay bây giờ, có sự phân chia sâu sắc giữa người Sunni, Shia và lãnh đạo người Kurd”.
“Tôi đã hoàn toàn mất hy vọng ở Mỹ sau khi nghe Tổng thống Obama nói vậy. Tôi không có hy vọng nào nữa cả”, người đứng đầu cơ quan tình báo Iraq Lahur Talabani nói.
Thanh Nga (theo RT)