Báo Đức tố Phương Tây đứng sau vụ chính biến Maidan

Google News

Vụ xả súng vào người biểu tình ở Maidan không phải do lực lượng Chính phủ Ukraine thời đó thực hiện mà do phe đối lập được phương Tây hậu thuẫn tiến hành.

Báo "Tin kinh tế Đức" (Deutsche Wirtschafts Nachrichten) ngày 2/1 dẫn kết quả một cuộc nghiên cứu của Đại học Tổng hợp Ottawa (Canada) cho biết thông tin trên. Dựa trên hàng nghìn bằng chứng, từ các video, ảnh, hình ảnh từ truyền hình trực tiếp, tin tức truyền thông và mạng xã hội..., Đại học Tổng hợp Ottawa đã đưa ra một kết luận trái ngược với các thông tin được các chính phủ và truyền thông phương Tây cũng như nhiều học giả thừa nhận lâu nay.
Bao Duc to Phuong Tay dung sau vu chinh bien Maidan
Vụ xả súng vào người biểu tình ở Maidan không phải do lực lượng Chính phủ Ukraine thời đó thực hiện mà do phe đối lập được phương Tây hậu thuẫn tiến hành.  
Theo Đại học Tổng hợp Ottawa, vụ thảm sát vốn dẫn tới việc hạ bệ chính phủ của Tổng thống Viktor Yanukovych và làm tình trạng Chiến tranh lạnh giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đối với Nga quay trở lại không phải do ông Yanukovych chỉ đạo thực hiện mà vụ xả súng ở Maidan nhằm vào khoảng 50 người biểu tình ngày 20/2/2014 này thuộc trách nhiệm của lực lượng đối lập được phương Tây ủng hộ. Vụ thảm sát chính là bước ngoặt mang tính quyết định trong chính sách Ukraine và cuộc xung đột giữa Nga với phương Tây.
Theo kết luận của cuộc nghiên cứu, bằng bạo lực, nhóm của bà Yulia Timoshenko và các lực lượng cực đoan cánh hữu đã thực sự đạt được mục tiêu của mình, đó là hạ bệ chính phủ của ông Yanukovych và mở đường cho một chính sách chống Nga. Một trong số các kết luận nghiên cứu được đưa ra là đảng Liên minh toàn Ukraine “Tổ quốc” của bà Timoshenko rõ ràng giữ vai trò hàng đầu trong vụ chính biến này.
Kể từ năm 2008, đảng Liên minh toàn Ukraine “Tổ quốc” đã trở thành một đảng "chị em" với đảng Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo (CDU) của Thủ tướng Đức Angela Merkel và cả hai đảng là liên minh của Đảng Nhân dân châu Âu (EPP). Ngoài ra, Quỹ Konrad-Adenauer-Stiftung của Đức cũng nhúng tay mạnh mẽ vào vụ chính biến ở Ukraine. Từ năm 1994, quỹ này đã có những hoạt động tích cực ở Ukraine và đã thực hiện trên 500 dự án ở nước này.
Kết luận nghiên cứu cũng cho thấy, mặc dù Chính phủ Ukraine sau đó đã điều tra và xác định các thành viên của lực lượng đặc nhiệm Berkut chịu trách nhiệm gây ra vụ thảm sát, song không đưa ra được bằng chứng để chứng minh cho kết luận đó.


Theo TTXVN/Tin tức