Thời kỳ hỗn độn ở Ukraine đang đến gần, khi nền kinh tế nước này đang rơi tự do, với dự báo GDP sẽ giảm 15% trong năm nay (hơn gấp đôi năm ngoái).
|
Sau khi lật đổ chính phủ Yanukovych, các "chiến sĩ cách mạng Maidan" quay ra tấn công lực lượng an ninh Ukraine dưới thời Tổng thống Poroshenko.
|
Đồng nội tệ Ukraine đang được “chống đỡ nhân tạo” thông qua biện pháp dựng lên bởi sự kiểm. Nếu biện pháp này được dỡ bỏ, đồng hryvnia của Ukraine nó sẽ sụp đổ.
Với GPD giảm 15% và lạm phát ở mức 60%, cuộc sống của người dân Ukraine càng lâm vào cảnh khốn cùng.
Trong khi đó chính phủ của Ukraine tiếp tục từ chối đàm phán trực tiếp với lãnh đạo các nước cộng hòa tự xưng ở Donbass và duy trì một đội quân thường trực lên đến 90.000 người.
Theo tiêu chuẩn của Châu Âu hiện đại, đây là một đội quân rất lớn.
Duy trì một đội quân lớn như vậy trong khi các nguồn thu giảm đi nhanh chóng quả là một gánh nặng lớn đối với đất nước Ukraine.
Điều tồi tệ hơn sẽ xảy ra, nếu chính phủ Ukraine quyết định sử dụng quân đội chống phe ly khai ở miền đông. Các cuộc tấn công thăm dò đang diễn ra trong mùa hè và đã bị quân ly khai ở miền đông Ukraine đẩy lui. Trong khi đó, các cường quốc phương Tây đã phản đối mạnh mẽ mọi cuộc tấn công quân sự vì sợ rằng Ukraine sẽ không thể gượng dậy sau thất bại quân sự khác.
Chính phủ Ukraine luôn từ chối rút quân hoặc tinh giảm quân đội do lo ngại rằng nếu làm như vậy, họ thừa nhận thất bại và sẽ mất khu vực Donbass vĩnh viễn.
Kết quả là quân đội Ukraine “không tiến mà cũng chẳng lùi” ở miền đông, dẫn đến tình trạng mất tinh thần chiến đấu và vô kỷ luật trong các binh sĩ.
Khi tình hình kinh tế-quân sự xấu đi, mức độ tham nhũng lại bùng phát và hiện đã vượt quá thời kỳ cầm quyền của chính phủ Yanukovych tiền nhiệm.
Nói cách khác, Ukraine đang lâm vào thế bế tắc.
Trong tình hình khó khăn nói trên, tỷ lệ ủng hộ chính phủ Ukraine đang xuống dốc không phanh. Tỷ lệ ủng hộ dành chho Tổng thống Poroshenko hiện chỉ còn 14%, trong khi tỷ lệ ủng hộ thủ tướng Yatsenyuk đã giảm xuống mức thảm hại, dưới 2%.
Trong bối cảnh “trống rỗng quyền lực”, “trên bảo dưới không nghe”, cánh hữu cực đoan và đám dân binh đã nhảy vào thao túng chính trường Ukraine.
Trong vài tháng qua, đã xảy ra một loạt các vụ bạo lực liên quan đến các phân tử dân tộc cực đoan và phát xít mới, trong khi các cuộc bạo loạn ở Kiev dường như đã tụ hội tất cả các lực lượng cực đoan chống chính phủ của Tổng thống Poroshenko.
Nếu uy tín giảm sút của chính phủ Ukraine châm ngòi biểu tình phản đối, vụ bạo loạn gần đây ở Kiev cho thấy nguy cơ sụp đổ chính quyền.
Lực lượng an ninh Ukraine hiện đang mất tinh thần và thiếu kỷ luật, trong khi chính phủ ở Kiev lại bị “chia năm xẻ bảy” bới các phe phái và bất lực trong phản ứng.
Đáng chú ý, bài phát biểu đầu tiên của Tổng thống Poroshenko trên truyền hình, ngay sau các cuộc bạo loạn ở Kiev, đã không lên án bạo lực mà chỉ nhằm xoa dịu những kẻ bạo loạn bằng cách đảm bảo rằng dự luật phân cấp quyền lực (vốn được coi là là tiền đề cho các cuộc bạo loạn) không dành cho khu vực Donbass qui chế đặc biệt theo thỏa thuận hòa bình Minsk. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy đa số áp đảo ở Ukraine muốn giải quyết hòa bình cuộc xung đột ở miền đông Ukraine.
Thế nhưng, sự yếu kém và nhu nhược của chính quyền Poroshenko chỉ càng làm cho bạo lực bùng phát và các cuộc bạo loạn gần đây ở thủ đô Kiev váo hiệu đất nước Ukraine sa vào thời kỳ hỗn độn.
Minh Châu (Theo Sputnik News)