Bài báo được đăng trên tạp chí Pursuit (của Nhật) cho rằng, quan niệm cũ mà trong đó Quân đội Trung Quốc (PLA) vốn không được trang bị lạc hậu và chỉ chú trọng vào số lượng còn Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) được trang bị và đào tạo tốt giờ đã không còn đúng.
Tờ
Pursuit trích dẫn ý kiến của các chuyên gia quân sự nhận định JSDF có thể
không chống cự lại được PLA nếu cuộc xung đột hai bên tiếp tục lâu dài.
Ông Jun Kitamura, từng là nhà phân tích chiến lược của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ, cho rằng, khi nói tới cuộc chiến tranh giữa Nhật-Trung, ông sẽ xem xét tới việc huy động tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm xa lắp đầu đạn thông thường. Chuyên gia họ Jun nhận định, Trung Quốc có thể đánh Nhật mà không cần huy động bất cứ binh sĩ nào cả.
|
Tàu đổ bộ lớp Type 071 của Trung Quốc. |
Bài viết chỉ ra rằng, chi phí để vận hành và mua sắm các tên lửa hành trình tầm xa khá rẻ đủ để Trung Quốc oanh tạc Nhật Bản. PLA hiện trang bị từ 600-700 tên lửa hành trình tấn công mặt đất CJ-10 và 100 tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21. Ngoài ra, nhiều người còn suy đoán rằng, PLA sẽ “chiêu mộ” thêm tên lửa hành trình siêu âm KH-32 trong tương lai.
Ở phía bên còn lại, hệ thống phòng thủ tên lửa của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) gồm tên lửa chống tên lửa đạn đạo SM-3 đặt trên các tàu khu trục trang bị hệ thống chiến đấu Aegis có thể phá hủy mục tiêu tên lửa trên không. Nếu hệ thống này thất bại thì các tên lửa đất đối không MIM-104 Patriot sẽ đảm nhận nhiệm vụ đánh chặn tên lửa. Các chiến đấu cơ hoặc tàu hộ tống nhỏ cũng có thể can thiệp vào việc đánh chặn các tên lửa hành trình trên. Tuy nhiên, để làm được điều đó, chúng đòi hỏi tác chiến thường xuyên kéo dài 24 giờ liền.
Phương án khác mà chuyên gia Jun Kitamura đưa ra đó là, PLA sẽ tiến hành các cuộc tấn công tên lửa với mục đích gây ra sự hoảng loạn trong dân chúng Nhật Bản với các
mục tiêu như phủ Thủ tướng, đài truyền hình, trụ sở Bộ Quốc phòng, các nhà máy hạt nhân. Thủ đô Tokyo có khả năng là mục tiêu đầu tiên bị tấn công.
Bởi lo đối phó với cuộc tấn công tên lửa đó nên Nhật sẽ phải điều động phần đông binh sĩ. Điều này khiến phòng thủ trên đất liền của họ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
|
Tên lửa đất đối không MIM-104 Patriot. |
Thêm vào đó, lực lượng đổ bộ của PLA cũng sở hữu lực lượng đổ bộ đồ sộ chỉ đứng sau Mỹ. Ngoài 90 tàu đổ bộ có thể mang theo 3 lữ đoàn với tổng cộng 16.000 lính đổ bộ, PLA còn có thể điều động hàng nghìn binh sĩ và hàng trăm xe tăng. Thông qua việc mua các tàu vận tải đổ bộ và xe tăng lội nước hạng nhẹ từ Ukraine, khả năng đổ bộ của PLA ngày càng tăng.
Trung Quốc có các xe tăng lội nước hạng nhẹ mà Nhật thiếu, cùng với xe bọc thép lội nước tấn công ZTD-05 được trang bị súng 105 mm có khả năng xuyên thủng xe tăng Type 90 và Type 10 của Nhật. Cùng với đó, PLA có thể triển khai tên lửa đạn đạo tầm xa và cả máy bay tiêm kích phản lực Sukhoi Su-27 để đối phó với chiến đấu cơ F-15 của Nhật. Sukhoi Su-27 có đủ khả năng bảo vệ tàu vận tải đổ bộ.
Với việc Trung Quốc có đầy đủ tiềm năng điều động chừng 1,6 triệu binh sĩ, Nhật Bản lâm vào tình thế hết sức khó khăn trong cuộc chiến tranh này.
Hy vọng duy nhất đối với Tokyo đó là ném ngư lôi ở các bến cảng Trung Quốc càng sớm càng tốt để phong tỏa các tàu chiến của nước này. Lợi thế áp đảo của JSDF nằm ở khả năng chống tàu ngầm và quét mìn với mục tiêu không chỉ ngăn chặn quân đội Trung Quốc đổ bộ sang lãnh thổ Nhật bản mà còn có thể đánh phá vào nước này.
Khả năng sử dụng bom
hạt nhân cũng được tính tới trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật. Tuy nhiên, phương án tốt nhất đối với Tokyo vẫn là giải quyết vấn đề này thông qua kênh chính trị và ngoại giao để đàm phán với Bắc Kinh.
Thanh Nga