Nhà tâm lý học Tetyana Nazarenko, hiện làm việc cũng một nhóm tình nguyện viên, nhớ lại ca chữa bệnh khó khăn nhất mà cô đảm nhận từ trước tới nay. Cô bác sĩ tâm lý sẽ là người chữa lành vết thương cho các binh sĩ còn sống sót thuộc biên chế một đơn vị có tới 12 người thiệt mạng trong chỉ một trận đánh.
Các phần thi thể của những quân nhân xấu số được gom vào một số túi bóng. “Những binh sĩ còn sống này phải tới nhà xác và sau đó quan sát các đặc điểm trên cơ thể bạn mình như như vết xăm, vết bớt để nhận dạng danh tính”, cô Tetyana nói. “Một số người bị mắc chứng trầm cảm nghiêm trọng và số khác lại bị stress cấp tính”.
|
Một binh sĩ bị thương điều trị tại một bệnh viện ở thủ đô Kiev đang bỏ phiếu bầu trong cuộc tổng tuyển cử Quốc hội sớm ngày 26/10.
|
Một tình nguyện viên khác tên Uliana Fedoryachenko đang làm việc ở Bệnh viện Quân đội trung ương ở Kiev. “Ở chỗ tôi, có một anh lính suốt 3 tháng nay chỉ nằm trên giường. Anh ta không bị thương nặng ở đâu cả mà chỉ bị sốc thôi. Tôi cho rằng, những hình ảnh mà anh chứng kiến trong cuộc chiến đã khiến anh không muốn nói chuyện với ai cả”, cô Uliana nói.
Những chấn thương về mặt tâm lý như vậy là tình trạng ở bất cứ cuộc chiến tranh nào. Tuy nhiên, đối với Ukraine, các cơ sở khám, chữa bệnh tâm thần khá lạc hậu và bị bòn rút nhiều bởi nạn tham nhũng. Vì thế, việc chữa trị cho các di chứng về mặt tâm lý cho các binh sĩ lại càng khó khăn.
Cụ thể, các nguồn lực cơ bản như nước, thực phẩm và điện ở các bệnh viện này đều thiếu thốn. “Chúng tôi đang thiếu thốn lương thực nghiêm trọng. Suất ăn cho các bệnh nhân mỗi ngày chỉ là 1,5 UAH (tầm 2.000 VND/suất)”, chuyên gia tâm lý hàng đầu Ukraine Semyon Gluzman làm việc ở
bệnh viện IP Pavlov nêu thực trạng.
Theo ông Gluzman, đó chính là cách tiếp cận của người dân từ thời Liên Xô. Sau khi nhận thấy người thân mình mắc các chấn thương tâm lý, người dân liền đưa họ tới bệnh viện.
“Rõ ràng, một số người cần tới bệnh viện chữa bệnh thực sự. Tuy nhiên, những người khác chỉ cần người thân động viên, an ủi để họ nguôi ngoai nỗi chất chứa trong lòng. Và còn cả nạn tham nhũng nữa. Người ta thường đưa cho các bệnh nhân uống những loại thuốc cũ rồi. Làm như vậy, họ sẽ có thêm chút tiền đút vào túi họ”, vị bác sỹ này cho hay.
Ngoài ra, ông Gluzman cũng cảnh báo, các căng thẳng hậu chấn thương của các binh sĩ chiến đấu ở miền đông sẽ là quả bom hẹn giờ đối với Ukraine bởi vì chính phủ không có sự chuẩn bị. Chính quyền thường chỉ tập trung vào các bác sĩ mà không mấy bận tậm tới các nhân viên xã hội.
“Đó sẽ là vấn đề rất nghiêm trọng đối với chúng tôi trong một vài tháng tới. Sau khi trở về từ chiến trường, họ lao vào các cuộc nhậu nhẹt thâu đêm suốt sáng. Vì thế, chúng tôi sẽ phải chữa trị cho những người nghiện rượu”.
|
Người đàn ông đi ngang qua một bênh viện tâm thần ở ngôi làng Semyonovka, gần thành phố Slavyansk. Tuy nhiên, giờ đây nó đã bị tàn phá nặng nề sau các cuộc giao tranh.
|
Thực vậy, cô Nazarenko kể rằng, nhóm cô đang chăm sóc cho nhiều bệnh nhân mắc chứng nghiện rượu, chứng cuồng ăn và cuồng ngủ mất kiểm soát và cả bệnh trầm cảm nữa. Những bệnh nhân này đều là những người lính trở về từ chiến trường.
Chính những thiếu thốn trong thời gian chiến đấu và những biến cố bất ngờ hồi tháng 4 dường như khiến xã hội Ukraine gặp khó khăn trong việc điều chính các quan niệm. Tuy nhiên, cô Nazarenko lại có ý kiến khác khi cho rằng: “Nhiều người lính bị ám ảnh bởi những người mà họ đã ra tay sát hại. Xã hội chúng tôi đang phải học cách thay thế khái niệm “giết người” thành “tiêu diệt kẻ thù”.
“Điều này là hoàn toàn đúng đứng từ quan điểm của ngành tâm lý học quân sự. Người Ukraine cảm thấy khó khăn để hiểu điều đó bởi vì chúng tôi chưa bao giờ lâm vào cuộc chiến như vậy”, cô nhấn mạnh.
Sau đó, cô nói tiếp. “Mọi người thường hay nhắc tới Hội chứng Afghanistan, hội chứng
Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề ở Ukraine lại hoàn toàn là trường hợp. Cuộc chiến ở Ukraine không diễn ra ở nước ngoài, còn nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến cũng không rõ ràng”.
Thanh Nga