Tổng thống đang mãn nhiệm Mã Anh Cửu thừa nhận Quốc dân đảng thất cử trước chủ tịch đảng Dân tiến, bà Thái Anh, trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan ngày 16/1.
|
Bà Thái Anh Văn đắc cử tổng thống Đài Loan.
|
Sau đây là
bốn nguyên nhân chính khiến cho
Quốc dân đảng thất cử ê chề trong các cuộc bầu cử vừa qua ở vùng lãnh thổ Đài Loan:
1. Chính quyền Mã Anh Cửu xử lý kém các vấn đề kinh tế
Khi tranh cử tổng thống năm 2008, chủ tịch Quốc dân đảng Mã Anh Cửu đã cam kết sẽ nỗ lực toàn diện để đạt được cái gọi là "633" mục tiêu kinh tế - trong đó có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 6%, GDP bình quân đầu người 30.000 USD và tỷ lệ thất nghiệp dưới 3%. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến cho tốc độ tăng trưởng GDP của Đài Loan trong năm 2008 giảm 0,7% so với tốc độ tăng trưởng GDP thời tiền khủng khoảng ở mức 5-6%. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 31.900 USD và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 4,14% trong năm 2008.
Đến cuối năm ngoái, kinh tế Đài Loan vẫn chưa hồi phục và đạt mức tiền khủng hoảng. Trong năm năm 2015, tăng trưởng GDP của Đài Loan dự kiến vào khoảng 1,06% và GDP bình quân đầu người chỉ đạt mức 22.355 USD. Tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn so với năm 2008 (khoảng 3,91% trong tháng 11/2015), nhưng vẫn cao hơn nhiều so với 3% như mục tiêu cam kết của ông Mã Anh Cửu.
Hầu hết dân chúng Đài Loan tỏ ra không hài lòng với tốc độ tăng lương quá chậm chạp. Từ năm 2008 đến năm 2015, tiền lương đã tăng trung bình khoảng 0,8% mỗi năm, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 2,85% mỗi năm.
2. Không thu hút được lá phiếu của các cử tri trẻ
Phong trào “Hoa hướng dương" của sinh viên hồi mùa xuân năm 2014 được xem là một phong trào thức tỉnh của thế hệ trẻ quan tâm đến chính trị và công bằng xã hội.
Các cuộc biểu tình chiếm Cơ quan lập pháp Đài Loan gần một tháng là do Quốc dân đảng cầm quyền ép buộc thông qua toàn bộ Hiệp định Dịch vụ Thương mại qua eo biển Đài Loan (với Trung Quốc đại lục) tại Viện Lập pháp, mà không chịu xem xét từng điều khoản một như đã thỏa thuận với đảng Dân tiến đối lập.
Nhiều cư dân Đài Loan lo ngại rằng hiệp ước thương mại nói trên sẽ gây thiệt hại kinh tế cho vùng lãnh thổ này và dễ bị biến thành một công cụ gây áp lực chính trị của Trung Quốc. Phong trào sinh viên cho rằng quá trình chuẩn hiệp định này cần được tiến hành một cách minh bạch. Cuỗi cùng, Quốc dân đảng cầm quyền phải nhượng bộ và đồng ý trì hoãn hiệp định này để xem xét lại.
3. Đấu đá nội bộ trong giới chóp bu Quốc dân đảng
Sự kình định giữa hai nhà lãnh đạo Quốc dân đảng hàng đầu là Tổng thống Mã Anh Cửu và Chủ tịch Viện Lập pháp Wang Jin-pyng đã làm suy yếu nội các và gây hại cho sự thống nhất của Quốc dân đảng.
Mâu thuẫn giữa hai nhân vật chóp bu này lên đến đỉnh điểm trong năm 2013, khi ông Mã Anh Cửu gần như sa thải và bị trục xuất ông Wang Jin-pyng khỏi Quốc dân đảng. Mâu thuẫn này đã giáng đòn nặng vào các ngành tư pháp, hành pháp và lập pháp của chính quyền Đài Loan vào thời điểm đó.
Việc đề cử ứng viên tổng thống của Quốc dân đảng cũng bị trục trặc và mãi đến tháng 10/2015, các bên mới đồng ý để Thị trưởng Đài Bắc Eric Chu ra tranh cử.
4. Gây tranh cãi trong các vấn đề đối nội
Cải cách giáo dục được đưa ra vào cuối tháng 7/2015 đã dẫn đến việc 100 sinh viên biểu tình chiếm đóng khu vực bên ngoài Bộ Giáo dục 6 ngày để phản đối những thay đổi gây tranh cãi trong chương trình trung học. Những người phản đối nói rằng chương trình này lặp lại lập trường của Bắc Kinh về lịch sử đảo Đài Loan. Các vấn đề gây tranh cãi trong nước bao gồm giá điện và giá xăng dầu.
Minh Châu (Theo SCMP)