Chuyên gia Mỹ nói về hợp tác Trung-Nga trên biển

Google News

(Kiến Thức) - Mặc dù vẫn tồn tại nhiều bất đồng, nhưng hợp tác Trung-Nga trên biển, đặc biệt liên quan đến vấn đề Biển Đông, khiến Mỹ phải đặc biệt quan tâm theo dõi.

Đó là nhận định của Phó giáo sư Lyle J. Goldstein tại Viện Nghiên cứu biển Trung Quốc (CMSI) trực thuộc Học viện Hải chiến Mỹ.
Chuyen gia My noi ve hop tac Trung-Nga tren bien
Tàu khu trục tên lửa Harbin của Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân Trung-Nga mang tên “Joint Sea-2014” ở Biển Hoa Đông tháng 5/2014. Ảnh offiziere.ch 
Thế nhưng, cũng theo Phó giáo sư Lyle J. Goldstein, bất chấp tín hiệu cho thấy hợp tác Trung-Nga ngày càng mật thiết hơn, giới phân tích cho rằng Moscow và Bắc Kinh khó có thể hợp tác chiến lược toàn diện trên biển.
Lịch sử rắc rối thời Chiến tranh Lạnh, bất đồng về văn hóa, cạnh tranh địa chính trị, chênh lệch về kinh tế và nhân khẩu học, đố kị theo bản năng... là tổng hòa vô số các lý do khiến Trung Quốc và Nga khó có thể hòa hợp, chưa kể đến việc phối hợp chiến lược với nhau.
Cán cân quyền lực thay đổi nhanh chóng ở phía tây Thái Bình Dương khiến một số nhà phân tích hiểu sai về quan hệ Nga-Trung.
Để thực thi chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD), Trung Quốc đã mua, tự chế tạo hàng trăm chiến đấu cơ. Hiện thời, các chiến đấu cơ J-11, J-15 và J-16 của Trung Quốc đều là các bản “sao chép” thiết kế thành công của Nga. Trung Quốc cũng vừa ký hợp đồng mua của Nga hàng chục chiến đấu cơ Su-35. Các tên lửa chống hạm siêu thanh YJ-12 và YJ-18 được Trung Quốc triển khai lần đầu tiên.. đều là các sản sao chép từ tên lửa Nga. Đó là chưa kể đến công nghệ tàu ngầm và hệ thống phòng không. Kể từ đầu những năm 1990, các nguồn lực của Trung Quốc đã giúp các nhà sản xuất vũ khí Nga tồn tại qua những năm “thất bát”, trong khi Nga đã giúp Trung Quốc có bước nhảy vọt ngoạn mục trong lĩnh vực vũ khí tiên tiến.
Diễn biến nói trên mở ra các lợi ích chiến lược Trung-Nga trong hai thập kỷ qua và hai bên tiến tới một chương trình hợp tác quân sự tham vọng hơn. Cuộc tập trận hải quân chung giữa hai nước với quy mô chưa từng có trong năm hai năm 2014 và 2015 cho thấy mức độ hợp tác trên biển giữa hai nước. Cuộc tập trận phối hợp Trung-Nga trên Biển Hoa Đông tháng 5/2014 có sự tham gia của 14 tàu nổi và 2 tàu ngầm. Đây là lần đầu tiên cuộc tập trận hải quân Nga-Trung bao gồm diễn tập “đối kháng” giữa tàu ngầm và các tàu nổi. Điểm nhấn khác của cuộc tập trận hải quân này là sự tập trung vào học thuyết tấn công của Hải quân Nga được cho là “chiến thuật hiệu quả nhất chống lại các hạm đội tàu sân bay Mỹ”.
Một năm sau đó, 9 tàu chiến đã tham gia cuộc tập trận hải quân chung Trung-Nga khác. Điều khiến nhiều người ta bất ngờ là cuộc tập trận này diễn ra ở Biển Đen - khu vực căng thẳng quân sự kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine bắt đầu hồi cuối năm 2013. Cuộc tập trận trên Biển Đen cũng bao gồm tác chiến chống ngầm (ASW) cũng như nỗ lực để tăng cường hoạt động chung (COP) giữa hai hạm đội của Nga và Trung Quốc.
Một cuộc tập trận hải quân chung giữa Nga và Trung Quốc với quy mô lớn hơn đã diễn ra trên Biển Nhật Bản trong tháng 8/2015. Cuộc tập trận này có sự tham gia của 23 tàu nổi, 2 tàu ngầm, 15 máy bay cánh cố định, 8 máy bay trực thăng cũng như lực lượng không quân và hải quân... cấu thành cuộc tập trận hải quân chung Trung-Nga lớn nhất từ trước đến nay. Cuộc tập trận này diễn ra ngoài khơi Vladivostok và xử lý nhiều mục tiêu, không chỉ bao gồm ASW mà còn các biện pháp chống mìn và tấn công đổ bộ.
Các cuộc tập trận hải quân Trung-Nga đã phát triển từ diễn tập trao đổi thông tin đơn thuần lên chia sẻ thông tin tình báo có giới hạn và chuyển giao dữ liệu radar, sonar.
Điểm mới duy nhất trong cuộc tập trận này là sự tham gia của nhiều chiến đấu cơ bay từ Trung Quốc sang Nga, gồm các chiến đấu cơ J-10 và J-7 và máy bay cảnh báo sớm KJ-200. Cuộc tập trận này phát đi thông điệp cho thấy Trung Quốc và Nga đang tìm cách nâng quan hệ quân sự song phương lên tầm cao mới.
Vẫn còn nhiều lĩnh vực hợp tác hải quân mà Trung Quốc và Nga chưa khai thác. Tàu ngầm hạt nhân không hề được nhắc tới trong các cuộc tập trận hải quân chung nói trên.
Theo Phó giáo sư Lyle J. Goldstein, việc Washington theo đuổi chính sách khiến các nước lớn ở Châu Á và Châu Âu liên minh quân sự với nhau xem ra đang trái ngược với các lợi ích quốc gia Mỹ.
Video Trung Quốc đưa hạm đội tàu sân bay Liêu Ninh tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông. (Nguồn VOA):
Minh Châu (Theo The National Interest)