Chuyên gia Nga: Quân đội Việt Nam là đồng minh lý tưởng

Google News

(Kiến Thức) - Việt Nam là đồng minh lý tưởng nhờ những quan hệ toàn diện, vững chắc và lâu đời giữa 2 bên, cũng như tiềm năng của Quân đội Việt Nam.

Aleksandr Khramchikhin là chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề quân sự và an ninh, đặc biệt là về tiềm lực quân sự của Trung Quốc. Ông nổi tiếng trong giới học giả Nga về thuyết "mối đe dọa Trung Quốc" và có nhiều bài viết về vấn đề này. 
Sau đây là bài viết của chuyên gia Aleksandr Khramchikhin về sức mạnh của Quân đội Việt Nam đăng trên báo Hành tinh Nga ngày 11/8/2014:
Quân đội Việt Nam là quân đội lớn nhất ở Đông Nam Á và thường có khả năng chiến đấu rất cao. Trong chỉ một phần tư thế kỷ (từ năm 1954-1979), quân đội Việt Nam đã giành chiến thắng trước Pháp, Mỹ và Trung Quốc, điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử hiện đại.
Các chiến sĩ Việt Nam tập điều lệnh đội ngũ.
Nhược điểm đáng kể của quân đội Việt Nam hiện nay là cơ cấu cũ kỹ và chủ yếu là tỷ trọng vũ khí trang bị lạc hậu rất cao. Trong Lục quân, tỷ trọng này là gần 100%. Không quân và Hải quân, trong những năm gần đây, đã bắt đầu có sự đổi mới từng bước vũ khí trang bị.
Nhà cung cấp vũ khí chủ yếu cho Việt Nam trước đây là Liên Xô và nay là Nga. Nhà cung cấp vũ khí cho Việt Nam đứng thứ hai về tầm quan trọng là Israel. Việt Nam cũng đang mua sắm với khối lượng nhỏ vũ khí trang bị không quân của Ba Lan, Tây Ban Nha, Canada; xuồng chiến đấu của Australia.
Trong biên chế đến nay vẫn còn một số vũ khí trang bị chiến lợi phẩm của Mỹ thu được vào nửa đầu thập kỷ 1970, cũng như vũ khí trang bị của Trung Quốc nhận được vào cuối thập kỷ 1960. Với sự giúp đỡ của Nga và Isael, Việt Nam đang xây dựng nền công nghiệp quốc phòng hiện đại. Trước hết, đang xây dựng các cơ sở sản xuất vũ khí bộ binh và tên lửa, ngành đóng tàu cũng đang có bước phát triển mới.
Lục quân
Lục quân bao gồm 7 quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô và 4 quân đoàn. Có sức chiến đấu mạnh nhất là các đơn vị thuộc biên chế các quân đoàn. Tổng cộng trong biên chế của 7 quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô có 21 sư bộ binh và 7 sư đoàn làm kinh tế, 3 lữ đoàn pháo binh, 3 lữ phòng không, 5 lữ công binh, 3 trung đoàn bộ binh, 4 trung đoàn tăng, 2 trung đoàn pháo và 1 trung đoàn thông tin.
Trong biên chế của 4 quân đoàn có 1 sư bộ binh cơ giới và 11 sư bộ binh, 2 lữ tăng, 2 lữ pháo, 2 lữ công binh, 1 trung đoàn tăng, 2 trung đoàn đặc công, 2 trung đoàn pháo, 2 trung đoàn phòng không, 2 trung đoàn công binh và 1 trung đoàn thông tin.
Số lượng binh khí kỹ thuật trong Lục quân chỉ biết được tương đối bởi vì gần như toàn bộ đã rất lạc hậu. Do đó, không thể biết rõ phần nào trong số trang bị hiện có vẫn còn khả năng chiến đấu. Bởi vậy, dưới đây chỉ nêu ra những con số không được chính xác, mang tính tương đối.
Trong biên chế trang bị có đến 100 bệ phóng tên lửa chiến dịch chiến thuật R-17 và đến 2.000 quả tên lửa loại này.
Tăng-thiết giáp
Lực lượng xe tăng gồm các loại xe tăng đã lạc hậu. Mới nhất trong số này là Т-62 với số lượng đến 220 chiếc. Nhiều nhất là Т-54 và Т-55 (850-990 chiếc, một số được nâng cấp với sự trợ giúp của Israel) và các xe sao chép chúng của Trung Quốc là Туре 59 (360 chiếc). Ngoài ra, còn có nhiều xe tăng hạng nhẹ - đến 300 PT-76 của Liên Xô, 50-100 PT-85 của Triều Tiên, đến 300 Туре 62 và đến 500 Туре 63 của Trung Quốc.
 Các chiến sĩ thuộc Lữ đoàn xe tăng 215 của Quân đội Việt Nam lái xe tăng trong một đợt diễn tập hành quân, chiến đấu.
Bên cạnh đó, còn có 50-200 xe bọc thép trinh sát BRDM-1, 50-480 BRDM-2, 150-600 xe chiến đấu bộ binh BMP-1 và 150-600 BMP-2. Số lượng xe bọc thép chở quân lên tới 3.000 xe, gồm 200-500 М113 của Mỹ, đến 300 V-100, đến 200 V-150, 100-200 RAM Мк3 (Israel), đến 80 Туре 63 (Trung Quốc), 400-800 BTR-50, 500 BTR-60, đến 200 BTR-70 (Liên Xô), 10-15 BTR-80 (Nga).
Pháo binh
Trong trang bị có 100-150 pháo tự hành 2S1 122 mm và 30-70 2S3 152 mm (Liên Xô). Đang được cất giữ có 100 pháo tự hành М107 175 mm (Mỹ).
Pháo xe kéo: 450-900 khẩu D-30 122 mm, 250-500 М-46 130 mm, 350-700 D-20 152 mm (Liên Xô), 100 М114 155 mm (Mỹ).
Pháo cối: 200 PM-41 82 mm, 200 sơn pháo М1938 107 mm, 200 PM-43 120 mm, 100 М-160 160 mm.
Pháo phản lực: 350 BM-21 122 mm, trong trang bị có thể còn đến 360 Туре 63 107 mm (Trung Quốc).
Lục quân Việt Nam có mấy ngàn hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển Malyutka, Fagot, Konkurs và đến 100 pháo tự hành chống tăng SU-100.
Phòng không-không quân
Không quân Việt Nam có trong biên chế 3 sư đoàn không quân và 6 sư đoàn phòng không, bao gồm 11 trung đoàn không quân, 16 trung đoàn tên lửa phòng không và 7 trung đoàn pháo phòng không.
Trong trang bị có 74 tiêm kích lạc hậu MiG-21 (60 MiG-21bis, 14 máy bay huấn luyện chiến đấu MiG-21UM; và không dưới 3 chiếc MiG-31bis đang được cất giữ), 38 cường kích đã cũ Su-22М3/М4, 11 tiêm kích hiện đại Su-27 (5 máy bay huấn luyện chiến đấu Su-27UBK), 28 tiêm kích-bom tối tân Su-30МK2.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đại tướng Dempsey  đã lên xem buồng lái chiếc tiêm kích MiG-21 của Không quân Nhân dân Việt Nam trong chuyến thăm tới thăm Sư đoàn không quân 372.
Không quân vận tải là lực lượng yếu và lạc hậu với 12 An-2, 24 An-26 (ngoài ra còn 17 chiếc đang được cất giữ), 11 М-28 của Ba Lan. Lực lượng máy bay huấn luyện gồm 28 Yak-52 của Nga, 26 L-39 của CH Séc.
Lực lượng trực thăng gồm có 19 trực thăng chiến đấu Mi-24 (cộng với 6 chiếc đang được cất giữ), 36 trực thăng đa nhiệm và vận tải - 5 UH-1Н của Mỹ (cộng với 5 chiếc đang được cất giữ), 2 Ka-32, 17 Mi-8, 12 Mi-17.
Việt Nam có lực lượng phòng không mặt đất rất hùng hậu, mặc dù một phần đáng kể vũ khí trang bị đã lạc hậu. Có 9 tiểu đoàn tên lửa phòng không Kvadrat (36 bệ phóng), 50 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-75 (300 bệ phóng), 25 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-125 (100 bệ phóng), 2 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300PS (24 bệ phóng), 20 hệ thống tên lửa phòng không Strela-10. Sắp tới, Việt Nam sẽ nhận vào trang bị 4-6 tiểu đoàn tên lửa phòng không Buk-M2, 8-12 hệ thống tên lửa/pháo phòng không Pantsir-S1. Ngoài ra, còn có không dưới 100 hệ thống tên lửa phòng không mang vác cũ Streala-2 và 20 hệ thống tên lửa phòng không mang vác tối tân Igla-S, 100 ZSU-23-4М, gần 3.000 pháo phòng không - 2.500 ZU-23-2 23 mm, 260 М1939 37 mm, 250 S-60 57 mm.
Hải quân
Hải quân Việt Nam có trong biên chế 2 tàu ngầm tối tân lớp Projekt 636.1 của Nga (1 chiếc sắp chuyển giao, 3 chiếc khác đang đóng), 7 frigate (tàu hộ vệ) - 2 frigate tối tân lớp Projekt 11661 Gepard-3.9 của Nga, 5 frigate cũ lớp Projekt 159 của Liên Xô. Việt Nam đã đóng trong nước 1 tàu corvette lớp BPS-500 (dựa trên thiết kế tàu pháo cỡ nhỏ lớp Projekt 1241P).
Nền tảng sức mạnh tiến công của Hải quân Việt Nam là các tàu tên lửa nhỏ (xuồng tên lửa) do Liên Xô/Nga đóng - 8 tàu cũ lớp Projekt 205М, 8 tàu hiện đại lớp Projekt 1241, trong đó 4 tàu trang bị tên lửa chống hạm tối tân Uran (lớp Projekt 12418).
Trong ảnh, 2 tàu tên lửa Project 205U Osa II trên cầu cảng Lữ đoàn 170, Vùng 1 Hải quân Việt Nam.
Việt Nam dự định đóng trong nước thêm 8 tàu lớp Projekt 12418 trang bị tên lửa chống hạm Uran, đặc biệt là các tên lửa này cũng sẽ được sản xuất tại Việt Nam. Trong trang bị của Hải quân Việt Nam còn có 5 tàu phóng lôi cánh ngầm lớp Projekt 206М.
Việt Nam hiện có một số lượng lớn tàu (xuồng) tuần tra - 6 tàu tối tân lớp Projekt 10412 của Nga, 2 tàu tự đóng lớp ТТ-400ТР (đóng theo thiết kế của Ukraine), 15 tàu lớp Projekt 1400М của Liên Xô, 10 tàu lớp Stolkraft của Australia. Ngoài ra, Cảnh sát Biển Việt Nam còn có 4 tàu cũ lớp Projekt 206 của Liên Xô (là các tàu phóng lôi, nhưng đã gỡ các ống phóng lôi) và 32 tàu tự đóng - 14 ТТ-120, 12 ТТ-200, 6 ТТ-400.
Hải quân Việt Nam hiện có 8 tàu quét lôi Liên Xô (4 tàu lớp Projekt 1265, 2 tàu lớp Projekt 266, 2 tàu lớp Projekt 1258) và tàu đổ bộ chở tăng (3 tàu lớp Project 773 của Ba Lan, 2 tàu lớp LST-542 của Mỹ).
Không quân Hải quân và Không quân Cảnh sát Biển Việt Nam hiện có 5 máy bay tuần biển (2 DHC-6 của Canada, 3 С-212 của Tây Ban Nha) và 10 trực thăng (7 Ka-28 của Nga, 2 ЕС225 của châu Âu).
Lực lượng bảo vệ bờ biển của Hải quân Việt Nam có 2 tiểu đoàn (10 bệ phóng) tên lửa bờ biển chống hạm siêu âm cực mạnh Bastion-P/Yakhont.
Tóm lại, quân đội Việt Nam có tiềm lực rất mạnh. Tuy nhiên, quân đội Việt Nam cần đổi mới triệt để vũ khí trang bị, nhất là xét đến yếu tố kẻ thù chính tiềm tàng (nếu không nói là duy nhất) của quân đội Việt Nam là quân đội Trung Quốc.
Tình hình quan hệ của Nga với Việt Nam rất giống với tình hình quan hệ của Nga với Ấn Độ. Việt Nam là đồng minh lý tưởng nhờ những quan hệ toàn diện, vững chắc và lâu đời giữa Moscow và Hà Nội, cũng như nhờ tiềm năng hùng mạnh nêu trên của quân đội Việt Nam. Nhiệm vụ đối ngoại trọng yếu nhất của Moscow từ lâu đã phải là xây dựng khối chính trị-quân sự tay ba Nga - Ấn Độ - Việt Nam nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc. Delhi và Hà Nội có lẽ sẽ rất vui lòng chấp nhận xây dựng một khối liên minh như vậy, họ rất cần một đồng minh hùng mạnh để đối phó với Trung Quốc.
Theo Vietnam Defence

BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ

hung -

ai có lợi hơn ai?
khi liên minh thì VN dược gì và mất gì chẳng có ai cho không ai cái gì. Đừng mơ suông,hãy tự lực tự cường.Liên minh chỉ là phép thử ngoại giao thôi. Khi đánh nhau thì mới biết cứ nhìn Uk thì biết,liên minh với Nato thật nhưng xét lợi ích thì cần thiết họ cũng bỏ mặc mà thôi.Hãy cố gắng làm dân giàu, nước mạnh mới là thượng sách.

NgoThanh Hải -

An ninh quân sự
Bí mật quân sự như thóc trong nhà thật buồn.

bình -

trong hoạn nạn mới biết ai là bạn
bạn cũng có thể trở thành thù .và thù cũng có thể trở thành bạn tùy ttheo thời cuộc.duy chỉ có giặc tàu là giặc truyền kiếp.

Là Dân -

Phải hiểu sâu tinh hoa lãnh đạo NN Việt Nam.
Việt Nam khi dành được độc lập với điều kiện sức khỏe trong từng giai đoạn, chiến thắng Pháp, Mỹ, TQ 1979, nhất là cuộc chiến xâm lược của Mỹ, MỸ hết hơi - VN bị tàn phá nặng, rồi giúp Campot thoát khỏi nạn diệt chủng. Như vậy ai là những người bạn bảo vệ CT ngoài luồng để đất nước phát triển KT tự do thị trường giai đoạn này. Phải hiểu sâu sự tài hoa của Lãnh đạo NN VN của từng giai đoạn, nếu hiểu theo các phản hồi phải loại Nga vì họ không có tiền cho ăn chơi. cần thiết quan hệ đào Mỹ rất e ngại Uk thứ hai Châu Á

Vũ Đăng Khoa -

Liên minh là tất yếu để bảo vệ Tổ quốc
Ủng hộ việc thành lập liên minh Việt, Nga, Ấn độ ( Chưa kể các liên minh khác, với Asean, hay Nhật Bản ) vì các nước này hoàn cảnh cũng giống nước ta, quan hệ gần gũi, thân thiết, hữu nghị, truyền thống lâu đời nhưng không hiếu chiến. Mặt khác họ có nền quốc phòng rất mạnh, hỗ trợ tốt cho Việt Nam quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong tình hình quốc tế, khu vực và nhất là Biển đông chúng ta nên ủng hộ ý tưởng này tất nhiên cách làm thì phải khôn khéo.

mnhut -

Phai thay doi nhanh chong
Viec Nga vướn bận đối phó với đối thủ không lên tiếng chia sẻ, ủng hộ Việt Nam là không thuyết phục, đó là lập trường lâu nay của họ. Mỹ còn bận rộn hơn nhưng họ biết và dám đưa ra chính kiến. Ta phải xét lại việc hợp tác quốc phòng chặt chẽ với Mỹ, Ấn, Nhật, Úc. Đảm bảo hỗ trợ quân sự khi cần thiết, trang bị vũ khí. Trước mắt hợp tác với các nước này thăm dò, khai thác dầu khí, đánh bắt hải sản. Lấy lợi ích kinh tế biển tăng cường tiềm lực quốc phòng. Ta nghèo không có phương tiện khai thác, cứ đợi mãi trong khi TQ xua tàu ra khai thác trộm, làm giàu, nuôi quân rồi đe dọa...

congly -

ôi "đồng minh"
Chuyên gia Nga: Quân đội Việt Nam là đồng minh lý tưởng. nhưng Nga chẳng thấy giúp gì cho "đồng minh "(dù 1 tiếng nói)mà còn bán vũ khí cho Trungquốc khí tài hiện đại hơn cả " đồng minh".

phuocrang -

Không dứt bỏ nhưng cũng không đặt trọn niền tin
Nhớ năm 1988, khi Trung Quốc đánh chiếm Trường xa, hải quân Nga đang có mặt ở Cam Ranh ( và còn đã ký Hiệp định với ta) nhưng không can thiệp để đến nỗi ta bị mất Gac Ma và 64 chiến sĩ hy sinh. Bài học ấy làm sao quên được?

Nguyễn Nam -

Chọn lựa vũ khí phù hợp và hiện đại cho QĐVN
Nhất trí với việc trang bị vũ khí hiện đại của các nước tiên tiến cho QĐVN tránh tình trạng chỉ có vũ khí Nga, trong khi đó vũ khí Nga thì TQ đã trang bị trước mình một bước về hiện đại và số lượng..

NHAN -

Việt Nam nên hợp tác với Mỹ.
Bạn nói đúng, Nga chỉ biết lợi ích bản thân họ.

Nho -

Nga cần quan tâm đến VN và là tiền đề để quan hệ với khối ASEAN.
Tình hình chính trị hiện tại tại Ukraine và tình hình biển Đông đã làm tương đối thay đổi cục diện tình hình biển Đông và mối quan hệ giữa Nga, VN, TQ, Mỹ. Đặc biệt việc Nga ngã về TQ nhiều và Mỹ cũng cố quan hệ với các nước ASEAN và đặc biệt là với VN, nơi vốn lâu đời là chỗ dựa tin cậy của Nga. Việc Nga không đưa ra lập trường về căng thẳng biển Đông cho thấy Nga không phải là chỗ dựa cho VN và các nước ASEAN về giải quyết tranh chấp mà chỉ đơn thuần là lợi ích bán vũ khí cho bất cứ ai cần (chủ yếu là TQ và các nước ASEAN). Việc bán vũ khí cho nhiều nước cùng lúc đang là đối trọng nhằm mục đích kinh tế sẽ là bất cập trong tương lai vì các đặc điểm của vũ khí sẽ được các bên nắm rõ (và ai có nhiều tiền thì mua được vuc khí hiện đại, khối lượng nhiều - điều này thì các nước đều thua TQ) và các nước như VN sẽ tìm một đối tác khác có tính năng hiện đại hơn (như Isaren, Nhật, Mỹ,...). Lâu dài Nga sẽ bị suy yếu tại vùng biển Đông và mất địa chính trị và sự ủng hộ của khối ASEAN nếu vẫn giữ mình theo quan điểm không rõ ràng chính kiến đối với vấn đề biển Đông và chỉ chú ý cho mục đích bán vũ khí.

Hiển thị thêm bình luận