Chuyên gia Nga: Trung Quốc có thể xóa sổ Nhật Bản

Google News

(Kiến Thức) - Chuyên gia quân sự Nga nhận định, Bắc Kinh đủ khả năng xóa sổ Nhật Bản với ít nhất 600 đầu đạn hạt nhân trong vòng 10 năm tới.

Mặc dù khẳng định quân đội Trung Quốc không có cơ hội trước quân Mỹ trong chiến tranh hạt nhân tổng lực nhưng Bắc Kinh có thể có kho đầu đạn hạt nhân lớn như trên.
Theo chuyên gia Vasiliy Kashin thuộc Trung tâm phân tích công nghệ và chiến lược (Nga), Trung Quốc không có đủ tên lửa đạn đạo tiên tiến, tàu ngầm hạt nhân và máy bay ném bom chiến lược để đối kháng với Mỹ. Do đó, cách duy nhất để Bắc Kinh có thể tự bảo vệ đất nước khỏi một cuộc tấn công hạt nhân là sản xuất càng nhiều đầu đạn hạt nhân càng tốt.
Chuyên gia Kashin cũng dự đoán rằng, với tốc độ sản xuất đầu đạn hạt nhân như hiện tại, Quân đội Trung Quốc (PLA) sẽ có ít nhất 600 đầu đạn hạt nhân trong vòng 10 năm tới, vượt qua Anh và Pháp. Tuy nhiên, con số đó vẫn sẽ ít hơn kho đầu đạn hạt nhân của Mỹ và Nga.
Cũng theo ông Kashin, trong khi Mỹ đang giảm số lượng đầu đạn hạt nhân thì trong tương lai, có thể nói số lượng đầu đạn hạt nhân của Mỹ và Trung Quốc sẽ ngang ngửa nhau tại một thời điểm nào đó.
Nếu Trung Quốc có khả năng gây ra các mối đe dọa tới các thành phố lớn của Mỹ thì đầu đạn hạt nhân của quân đội Trung Quốc cũng có thể tiêu diệt hoàn toàn các đồng minh của chính quyền Washington tại châu Á - Thái Bình Dương như Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tên lửa đạn đạo JL-2 phóng từ tàu ngầm Trung Quốc.
Tạp chí quân sự Japan Military Review có trụ sở tại Nhật Bản đưa tin, hiện Trung Quốc thiết lập 3 căn cứ tàu ngầm chính gồm: Sa Tử Khẩu ở Thanh Đảo, đảo Tiểu Bình ở Đại Liên và vịnh Á Long ở Hải Nam.
Từ căn cứ Sa Tử Khẩu, tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo của Hải quân Trung Quốc có thể di chuyển đến phía Bắc Vịnh Bột Hải, vốn là đặc khu kinh tế giữa Trung Quốc và Triều Tiên.
Từ đây, tên lửa đạn đạo JL-2 phóng từ tàu ngầm với tầm bắn được cho là lên đến 12.000 km có thể chạm đền tất cả các thành phố lớn trên lãnh thổ Mỹ, trong đó có cả bờ biển phía Đông. Điều này sẽ khiến cho Mỹ và các nước đồng minh khó lần ra hướng di chuyển của các tàu ngầm Trung Quốc tại Vịnh Bột Hải bởi lẽ khi đó, chúng vẫn nằm trong vùng biển của Trung Quốc và Triều Tiên.
Tâm Anh (theo WCT)