Giá dầu giảm mạnh, Trung Quốc được lợi

Google News

Kiến Thức - Nền kinh tế Trung Quốc gây ảnh hưởng nhất định đến việc giá dầu bất ngờ giảm mạnh và họ cũng được hưởng lợi từ hiện tượng này. 

Giá dầu giảm mạnh đang khiến toàn thế giới chấn động, trong khi người tiêu dùng Mỹ đang hân hoan vì giá xăng giảm thì các chính phủ đang căng thẳng với nỗi đe dọa bị lung lay và các doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản.

Hiện tượng giá dầu giảm mạnh được cho là do nguồn cung mở rộng. Tuy nhiên trong lúc đó, nhu cầu tăng trưởng thấp hơn của Trung Quốc và những tác động lâu dài của nó đối với nền kinh tế toàn cầu lại có vẻ như đang đứng ngoài. Như vậy, Bắc Kinh được hay mất từ hiện tượng khiến cả thế giới lao đao này?
Bắc Kinh được hay mất khi dầu giảm giá?

Vào ngày 7/1, giá dầu chuẩn của Mỹ giảm còn 48USD/thùng, đây là mức giá thấp nhất kể từ tháng 4/2014 và chỉ bằng một nửa so với 5 tháng trước. Sự sụt giảm diễn ra sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đưa ra quyết định vào hồi tháng 11: không hạn chế sản xuất, bất chấp sự bất ổn định trong nguồn cung đá phiến sét của Mỹ và nhu cầu đang suy yếu tại châu Á và châu Âu.          

Sức tác động của Trung Quốc vào sự lên xuống của giá dầu phản ánh rằng nước này đang dần qua trở lại trường quốc tế. Trong thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng chóng mặt của nền công nghiệp nước này đã biến họ trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và đứng đầu về tiêu thụ các nguồn tài nguyên như quặng sắt, than đá cũng như nhập khẩu ròng dầu lớn nhất thế giới.

Theo Societe Generale, một công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng đa quốc gia của Pháp thì Bắc Kinh đã bắt đầu hướng ra nền thương mại thế giới từ đầu thế kỷ 21 khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO năm 2001. Điều này đã khiến giá dầu khi ấy tăng từ 20USD/thùng lên 100USD/thùng. Trong thời gian này, nhu cầu của Trung Quốc đã tăng ngang với tổng mức tiêu thụ dầu của Anh và Nhật Bản, khiến thị trường dầu đạt được những thành tựu khả quan ngang với các mặt hàng khác.

Kết quả là Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới trong năm 2013, vượt qua cả Mỹ và hiện 60% nguồn cung của nước này được đáp ứng nhờ nhập khẩu.

Điều kiện tiêu chuẩn mới

Tuy nhiên, nhu cầu dầu của Trung Quốc lại đang sụt giảm, Bắc Kinh hiện đang phải vật lộn để chống đỡ một nền kinh tế sút kém. Theo dự đoán của Bộ phận Nghiên cứu ANZ , nền kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 6,8% trong năm 2015, giảm theo như ước tính 7,4% vào năm ngoái và cũng là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1990, trong bối cảnh quá trình giảm nợ và sự dư thừa năng suất trong một số ngành công nghiệp vẫn tiếp tục diễn ra.

Craig Stephen, người phụ trách mục Market Watch lập luận: Tuy đang mở rộng từ một nền tảng lớn hơn, “Nền kinh tế trong điều kiện tiêu chuẩn mới” của Trung Quốc đang tăng trưởng chậm hơn và điều này không có lợi cho sự đột biến về nhu cầu và giá cả dầu mỏ. Ông này đồng thời lập luận:”Không một quốc gia hay lục địa nào có thể tiếp quản được mức độ gia tăng nhu cầu chóng mặt trong thị trường dầu mỏ như hiện nay. Dự đoán Trung Quốc về lâu dài có thể duy trì bất cứ điều gì để bắt kịp với tốc độ tăng trưởng gần đây cũng đang trở nên ngày càng xa vời.”

Theo ước tính của các nhà nghiên cứu chính phủ Trung Quốc, có gần 6,8 nghìn tỷ USD giá trị “đầu tư không hiệu quả” tại nước này từ năm 2009 đến 2013. Điều này khiến nhiều ngành công nghiệp của Trung Quốc rơi vào tình trạng dư thừa. Một số thị trường tiêu thụ giảm mạnh làm lượng hàng tồn kho tăng vọt. Đáng chú ý nhất, thị trường xe khách của Trung Quốc chỉ tăng 5% vào tháng 11, đây là sự suy giảm lớn so với mức tăng trưởng 2 con số trước đó của thị trường ô tô lớn nhất thế giới này.

Ông Stephen cho biết:”Trước đây, nhu cầu thị trường có vẻ không biến động theo sự tăng trưởng, ngay cả khi giá dầu thô đạt đến mức 3 chữ số. Nhưng trong giai đoạn này, các ngành công nghiệp có vốn nhà nước đang chiếm ưu thế, trong khi nhu cầu về xăng dầu cho xe ô tô có thể phụ thuộc vào sự thay đổi trong thu nhập của tầng lớp trung lưu.”

Báo cáo thị trường dầu tháng 12 của IEA ghi nhận “tăng trưởng nhu cầu dầu của Trung Quốc đang sụt giảm mạnh”, hiện tượng tương tự cũng diễn ra tại châu Âu và Nhật Bản, điều này gây suy yếu chung trong thị trường dầu thế giới. Theo ước tính, tổng mức tăng trưởng trong nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc trong năm 2014 và 2015 chỉ ở mức 2,5%, mức tăng trong nhu cầu nhiên liệu vận tải và nguyên liệu hóa dầu không đáng kể so với sự suy giảm nhu cầu xăng, dầu diesel và dầu nhiên liệu.

Mặc cho giá dầu thế giới đang giảm mạnh, Bắc Kinh vẫn tiến hành tăng thuế tiêu thụ đối với các sản phẩm dầu mỏ. Động thái diễn ra vào cuối tháng 11 này dẫn đến sự thay đổi về giá cho người tiêu dùng Trung Quốc. IEA cho biết: điều này phủ nhận rằng các lợi ích kinh tế đến từ mức giá thấp.

Dầu giảm, kinh tế Trung Quốc hưởng lợi

Tuy nhiên, việc giá dầu giảm vẫn được xem là có lợi cho nền kinh tế Trung Quốc.  Ngân hàng America Merrill Lynch ước tính GDP của Trung Quốc tăng khoảng 0,15% cho mỗi 10% giá dầu giảm. Số dư tài khoản hiện tại của Trung Quốc tăng lên 0,2% GDP và mức lạm phát tiêu dùng giảm xuống 0,25%.

Theo ước tính của các nhà nghiên cứu thuộc Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, việc giá dầu giảm có thể làm GDP của Trung Quốc tăng từ 0,4 - 0,7% trong năm 2015 và từ 0,5 – 0,9% trong năm 2016.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Năng lượng Trung Quốc tại ĐH Hạ Môn, Lin Boqiang cho biết: Trong năm 2013, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 280 triệu tấn dầu thô với tổng chi phí gần 220 tỷ USD, nhưng đối với giá dầu thô hiện nay thì chi phí đó chỉ vào khoảng 190 tỷ USD.

Người tiêu dùng, các nhà sản xuất và các công ty vận chuyển Trung Quốc là người hưởng lợi từ việc giá dầu giảm, trong khi các công ty năng lượng và người lao động, trong đó có cả ngành khí đá phiến non trẻ là bên phải phải chịu thiệt.

Jay Pelosky, đến từ J2Z Advisory chia sẻ trên tờ Australian Financial: Giá dầu và một số mặt hàng khác giảm làm tăng thêm áp lực đối với Trung Quốc để phá giá đồng tiền, thúc đẩy xuất khẩu. Điều này có khả năng gây ra một “làn sóng giảm phát” tỏa ra từ lĩnh vực sản xuất.

Giá sản xuất của Trung Quốc đã giảm 10% trong vòng 3 năm qua và  lạm phát hàng năm chỉ ở mức 1,5%. Theo JP Morgan Securities: Thậm chí nếu giá dầu là 60 USD/thùng, lạm phát toàn cầu sẽ ở mức chưa từng thấy kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, từ 1,5% tới 1%, mặc dù nó sẽ nâng mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu lên 0,5%.

Đối với một nền kinh tế toàn cầu đang lao đao vì suy thoái giảm phát ở châu Âu và Nhật Bản, sự suy giảm của Trung Quốc sẽ làm tăng thêm sự tập trung vào Mỹ cùng với các nền kinh tế mới nổi của châu Á như động lực chính của sự tăng trưởng toàn cầu.

Về mặt chính trị, sự trượt giá dầu có khả năng làm giảm sự bất ổn trên chính trường bằng cách làm suy yếu các quốc gia chống phương Tây.

Nhà kinh tế học Holger Schmieding đến từ Ngân hàng Berenberg phát biểu trong một báo cáo nghiên cứu gần đây:”Bất kỳ sự tái phân phối thu nhập lớn nào cũng có thể làm gia tăng căng thẳng chính trị. Nhưng nếu Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ mạnh lên còn Nga, Iran, Ả Rập Saudi và Venezuela yếu đi thì thế giới có vẻ sẽ bình ổn hơn.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng tình trạng giá dầu giảm sẽ không diễn ra lâu dài, công ty an ninh Morgans và UBS dự đoán giá dầu sẽ phục hồi lại mức 100 USD.

IEA dự đoán: trong khi Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm ưu thế về nhu cầu năng lượng đến giữa những năm 2020, thì dân số già và mức tăng trưởng kinh tế giảm có thể biến Ấn Độ trở thành quốc gia có nhu cầu năng lượng hàng đầu vào năm 2040.

Tính cho đến thời điểm này, cả Bắc Kinh và Washington đều có lợi từ việc giá dầu giảm bất ngờ.

Hoàng Anh