Theo đó, đơn vị tình báo này thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, đã tham gia hoạt động gián điệp ở Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc và Đông Âu.
Trước thông tin trên, chính phủ Nhật lập tức phản ứng. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản là ông Suga Esihide và Bộ trưởng Quốc phòng là ông Itsunori Onodera đều vội vã phủ nhận. Họ khẳng định, trong lực lượng phòng vệ, không tồn tại đơn vị như truyền thông tiết lộ.
"Hình thức hoạt động gián điệp này đã và đang được các quốc gia trên thế giới thực hiện. Chẳng có gì là ngạc nhiên về thông tin đó cả. Còn việc chính phủ Nhật Bản phủ nhận cũng là điều rất dễ hiểu. Không một quốc gia nào lại chịu công khai thừa nhận các hoạt động gián điệp của mình đối với láng giềng. Người ta miễn cưỡng thú nhận khi bị dồn ép, ví dụ sau vụ vạch trần của Edward Snowden hay khi có điệp viên bị bắt,” cựu đại sứ Nga tại Nhật Bản là ông Alexander Panov trả lời phỏng vấn Đài Tiếng nói nước Nga về vấn đề trên.
|
Các thủ tướng và quan chức quân sự cấp cao của Nhật đều không hề biết gì về đơn vị này. |
“Khi tôi làm đại sứ tại Tokyo, chúng tôi luôn nằm trong tầm ngắm của các cơ quan đặc vụ nước này. Mọi phương tiện gián điệp và phản gián đều được sử dụng, điển hình như máy nghe trộm, hoạt động giám sát bí mật và công khai. Chúng tôi đã cố gắng hết sức để bảo vệ các thông tin mật. Tuy nhiên, đó là thực tế cuộc sống”, ông nói thêm.
Giải thích lý do tại sao chính quyền Tokyo lại làm rùm beng vụ việc này, cựu đại sứ bày tỏ quan điểm: "Tôi nghĩ rằng, ít nhiều việc tung tin lên các phương tiện truyền thông có liên quan đến Mỹ, nước vốn bị phơi bày các hoạt động theo dõi không chỉ với các đối thủ mà còn cả đồng minh. Đó là một sự xúc phạm”.
Ông Panov cho rằng Mỹ đang cố gắng tìm kiếm “một người đồng minh” để họ cảm thấy không còn đơn độc. “Tuy nhiên, vấn đề nổi cộm ở đây đó là Mỹ đã giám sát cả các đồng minh thân cận của họ mặc dù giữa các nước này đã có thỏa thuận ngầm là không theo dõi lẫn nhau. Đây là sự vi phạm trắng trợn thỏa thuận liên minh”, ông cho biết.
Có lẽ, Mỹ đã can thiệp vào vụ lùm xùm này, nhưng một số chuyên gia lại có ý kiến khác. Họ lưu ý rằng, thông tin về hoạt động gián điệp của Nhật xuất hiện vào đúng thời điểm Hạ viện nước này đang thảo luận về Luật giữ bí mật quốc gia.
Hoàng Hoa (theo RUVR)