Một trong hai vấn đề còn bỏ ngỏ liên quan tới Thỏa thuận hạt nhân Iran là chương trình vũ khí hạt nhân.
|
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vẫn còn nghi ngại về Thỏa thuận hạt nhân Iran.
|
Iran vừa đạt được một thỏa thuận riêng với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) hôm 14/7, trong đó nhiều câu hỏi được đặt ra đối với các hoạt động vũ trang trước đây của nước này. Thỏa thuận với IAEA là một “lộ trình” mà Tehran phải thực hiện minh bạch nhằm thực thi việc giám sát đối với
chương trình hạt nhân của Iran. IAEA cần phải nắm được tình trạng công nghệ, hạ tầng cơ sở và những nghiên cứu liên quan tới vũ khí hạt nhân, qua đó mới có thể thanh sát một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, hạn chót cho lộ trình minh bạch hóa của Iran là cuối năm 2015, nghĩa là khá lâu sau thời điểm Liên Hợp Quốc dự kiến dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với quốc gia Hồi giáo này. Điều đó có thể gây khó khăn cho các thanh sát viên kiểm tra cơ sở hạt nhân Parchin, nơi bị tình nghi là đã tiến hành các thử nghiệm liên quan tới vũ khí hạt nhân trong năm 2002. Trong khi đó, sự minh bạch và khả năng tiếp cận đối với cơ sở Parchin có ý nghĩa then chốt để có thể nhìn nhận toàn cảnh về chương trình hạt nhân Iran.
Hơn nữa, ngoài Parchin, thỏa thuận hôm 14/7 vẫn còn đó những câu hỏi về khả năng tiếp cận của thanh sát viên đối với các căn cứ quân sự khác rất có thể liên quan mật thiết đối với tiến trình vũ khí hạt nhân chủ chốt của Iran trong quá khứ.
Vấn đề lớn còn bỏ ngỏ thứ hai liên quan sự chấp thuận của Iran đối với Nghị định thư bổ sung (Additional Protocol) của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Nghị định thư bổ sung gồm các quy định về năng lượng hạt nhân căn cứ theo luật pháp quốc tế đối với một quốc gia cụ thể. Đây chính là chế tài cụ thể để thực thi Thỏa thuận hạt nhân Iran.
Tuy nhiên, cũng như Thỏa thuận khung Lausanne hồi tháng 4/2015, thỏa thuận đạt được hôm 14/7 chỉ nói rằng, Iran sẽ “tạm thời” chấp nhận Nghị định thư bổ sung của NPT. Sự chấp nhận “tạm thời” nằm trong một điều khoản thưc thi của thỏa thuận vừa đạt được. Tính “tạm thời” sẽ tiếp diễn từ khi thỏa thuận được ký và khi nó chính thức được phê chuẩn.
Như vậy, Nghị đinh thư bổ sung sẽ chỉ là công cụ pháp lý sau thời điểm nó được Majlis (Quốc hội Iran) thông qua. Chưa có thời gian biểu cụ thể, rõ ràng nào về một sự chấp nhận của Iran đối với Nghị định thư bổ sung. Việc Quốc hội Iran phê chuẩn Nghị định thư bổ sung không chắc sẽ diễn ra trước thời điểm Liên Hợp Quốc dự kiến dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Iran.
Tóm lại, vấn đề tiếp cận cơ sở hạt nhân Parchin và việc Iran phê chuẩn Nhgij định thư bổ sung của NPT rõ ràng là hai vấn đề lớn còn bỏ ngỏ và chưa rõ sẽ được giải quyết ra sao trong thời gian tới.
Đỗ Tuấn (Theo Business Insider)