Triều Tiên là siêu cường tác chiến mạng?
Năm 2013, hơn 30.000 máy tính của các ngân hàng và đài truyền hình Hàn Quốc cũng bị tấn công xóa dữ liệu. Hàng loạt máy rút tiền và hệ thống ngân hàng điện tử ngừng hoạt động. Các nhà nghiên cứu an ninh mạng tin rằng, Triều Tiên đã gây ra vụ việc.
Mới đây, hệ thống mạng nội bộ của Sony Pictures đã bị tấn công và gần như sập hoàn toàn. Mặc dù Triều Tiên đã phủ nhận việc đứng đằng sau cuộc tấn công kể trên. Tuy nhiên, Washington vẫn cho rằng Bình Nhưỡng chính là nghi phạm.
|
Hệ thống máy tính hiện đại tại một trung tâm điều hành hành chính của Triều Tiên. |
Các vụ việc kể trên đang cho thấy ông Kim Jong-un sở hữu một loại vũ khí có mức độ nguy hiểm tương tự như vũ khí hạt nhân nhưng lại dễ dàng tung ra hơn: Những cuộc tấn công mạng.
Các chuyên gia cho rằng, Bình Nhưỡng sẽ triển khai tác các cuộc tấn mạng mỗi năm 1 lần mặc dù sẽ rất khó để có thể khẳng định, Triều Tiên đứng đằng sau những vụ tấn công.
Mặc dù Triều Tiên là một trong những nước nghèo và bị cô lập nhất trên thế giới, nhưng nước này được coi có lực lượng tác chiến điện tử lớn mạnh nhất. Điều này cho thấy việc đào tạo một lữ đoàn tác chiến điện tử không cần phải có trình độ kỹ thuật cao nhưng lại có thể gây ra những tác hại lớn cho kẻ thù.
60 năm sau khi thỏa thuận ngừng bắn được ký kết giữa 2 miền Triều Tiên, Triều, Triều Tiên sử dụng chiến lược tác chiến du kích mới. Theo báo cáo của Lầu Năm Góc năm 2013, "Triều Tiên sử dụng các cuộc tấn công quy mô nhỏ để chiếm được các ưu thế trong các vấn đề ngoại giao cũng như đạt được sự nhượng bộ về chính trị và kinh tế".
Các cuộc đụng độ nhỏ trong những năm 1970, 1980 và cả vụ bắn pháo năm 2010 là những minh chững rõ ràng. Tuy nhiên, những vụ tấn công kể trên có thể dẫn đến những phản ứng nguy hiểm. Ngược lại, những vụ tấn công mạng vẫn có thể giúp Triều Tiên đạt lợi thế chiến lược mà không phải chịu nhiều nguy cơ.
"Một chiến dịch tấn công mạng không đòi hỏi chi phí cao nhưng vẫn có thể đem đến những thiệt hại to lớn. Lực lượng tình báo Triều Tiên luôn coi không gian mạng là một nơi ưa thích cho các hoạt động của họ", nhà phân tích đến từ Viện Phân tích Quốc phòng Hàn Quốc Hyeong-wook Boo nhận định.
Mối đe dọa đối với Hàn Quốc bắt đầu từ cuối những năm 1990 khi Triều Tiên thực hiện cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) đầu tiên nhằm vào nước láng giềng. Những vụ tấn công tiếp theo trở nên phức tạp hơn, nhằm vào ngân hàng và các doanh nghiệp Hàn Quốc.
Theo Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc, Triều Tiên có thể đã đứng sau 6 cuộc tấn công mạng từ 2008 đến 2012. 2 cuộc tấn công mạng lớn nhất xảy ra vào năm 2009 và 2011. Trong 2 cuộc tấn công này, Seoul cáo buộc Bình Nhưỡng đã phát tán mã độc vào ngân hàng lớn nhất Hàn Quốc cũng như tấn công trang web chính phủ.
Hệ thống trang mạng của Nhà Trắng và Lâu Năm Góc Mỹ cũng bị tấn công trong ngày 4/7/2009 cùng với một số tờ báo lớn của Hàn Quốc.
Đất nước không có mạng Internet?
Triều Tiên đã nổi lên thành “nước lớn” trong cuộc chiến kỹ thuật số, mặc dù người dân nước này bị kiểm soát mạng nghiêm ngặt.
|
Điểm truy cập mạng nội bộ ở Triều Tiên. |
Theo thống kê của Ngân hàng thế giới, mức độ sử dụng Internet tại Triều Tiên thấp nhất thế giới, ở mức tỷ lệ dân số sử dụng xấp xỉ 0%. Triều Tiên chỉ cho phép truy cập internet đối với các cán bộ được tin tưởng. Các chuyên gia ước tính rằng số lượng người dùng internet tại đây chỉ khoảng vài trăm người.
Dù máy tính tư nhân bị cấm, Triều Tiên đã phân phối khoảng 4 triệu máy tính cho 24,4 triệu dân và được truy cập các mạng nội bộ được giám sát chặt chẽ bởi chính phủ, được cài hệ điều hành riêng có tên “Red Star”.
Hiện tại, mới chỉ có một quán cà phê Internet duy nhất tại Bình Nhưỡng.
Triều Tiên xây dựng lực lượng Tác chiến điện tử như thế nào?
Việc Triều Tiên có thể xây dựng một lữ đoàn mạng tinh nhuệ trong bối cảnh trên là rất khó tin, tuy nhiên các chuyên gia đã ghép nối các thông tin lấy được từ những người tỵ nạn và tìm cách thâm nhập các hệ thống máy tính cẩn mật của nước này để chứng minh điều không thể là hoàn toàn có thể.
Quân đội Triêu Tiên vận hành một bộ tư lệnh tác chiến điện tử chính thức có tên “Đơn vị 121”, nằm dưới quyền của Tổng cục Trinh sát, còn có tên gọi tổ chức Đoàn kết tri thức Triều Tiên. Đơn vị này gồm các giáo sư và giới tri thức từng trốn sang Hàn Quốc.
|
Tòa nhà được cho là của Đơn vị 121. |
Cơ quan trinh sát này là tổ chức gián điệp hàng đầu của Triều Tiên, được cho là chủ mưu của hàng loạt các vụ tấn công mạng và tấn công thông thường đối với Hàn Quốc. Người đứng đầu cơ quan này là tướng Kim Yong-chol, được cho là người từng vạch ra kế hoạch đánh chìm một tàu chiến Hàn Quốc.
Quy mô của lữ đoàn tác chiện điện tử và tính chất công việc của họ vẫn là chủ đề gây tranh cãi.
Ông Kim Heung Gwang, cựu giáo sư khoa học máy tính của Bình Nhưỡng tiết lộ cho GlobalPost biết, Đơn vị 121 gồm 2 tòa nhà ở ngoại ô Bình Nhưỡng. Một người đào tẩu khác từ Bình Nhưỡng cũng cho biết, Quân đội Triều Tiên có khoảng 500 đến 3000 chuyên gia kỹ thuật trong Đơn vị 121.
Theo những kẻ đào tẩu, Triều Tiên quan tâm tới những trẻ nhỏ có tài năng toán học bẩm sinh, và tiến hành đào tạo chúng một cách khắt khe ở bậc tiểu học và trung học. Những học viên này sau đó được tuyển vào các trường đại học như Đại học Kim II Sung hay ĐH Công nghệ Kim Chaek, sau đó được chính thức gia nhập giới chuyên gia mạng.
Không chỉ các sinh viên công nghệ thông tin đều gia nhập quân đội. Nhiều nhân tài cũng phục vụ cho đất nước theo những con đường khác. Thậm chí, một số sinh viên tham gia các công ty bán công lập với mức lương cao so với tiêu chuẩn của Triều Tiên, như công ty nước ngoài do Đức thành lập có tên Nosotek, chuyên lập trình các ứng dụng cho điện thoại di động.
Tuy nhiên, trang blog Triều Tiên có tên New Voices International dẫn lời một số kẻ đào thoát cho biết, nhiều người trong số họ lại thích tạo ra những con virus hơn với hy vọng sẽ kiếm được các công việc tốt tiền hơn từ chính quyền.
Có ít nhất một tin tặc Triều Tiên đã đào thoát sang Hàn Quốc bằng con đường ở các nước Đông Nam Á cuối tháng 3/2013, theo Seoul.
Theo tổ chức Đoàn kết tri thức, các hacker sống khá giả trong những ngôi nhà xa xỉ so với mức sống chung của Triều Tiên. Với mức sống này, họ có ít lý do để "trốn khỏi Triều Tiên.
Những người khác khẳng định rằng, mối đe doạ mạng Triều Tiên thực ra chỉ là "một con hổ giấy". Joo Seong-ha, một nhà báo tỵ nạn viết trên tờ báo bảo thủ Dong-a Ilbo cho biết, nước này chỉ có 10 đội tác chiến mạng, mỗi đội khoảng 5 chiến binh mạng. Ông này cũng cho biết, Bình Nhưỡng không hỗ trợ tốt cho các đội này do không hiểu được khái niệm về tác chiến mạng.
Một nguồn tin cho biết, Bình Nhưỡng mỗi năm gửi 10 kỹ sư sang học ở Ấn Độ.
Trong khi nhiều người thấy Bắc Triều Tiên là một quốc gia bị cô lập, Bình Nhưỡng vẫn có những cách gửi công dân ra nước ngoài học tập qua các con đường trao đổi sinh viên, giao lưu hay các dự án nghệ thuật.
Song Tử