Ji Min, cũng giống như tất cả những nam thanh niên trẻ tuổi ở Triều Tiên, đều phải tham gia một khóa huấn luyện quân sự bắt buộc. Mỗi năm một lần, các nam thanh niên từ thành phố sẽ được điều tới các đơn vị quân đội trong vòng 2 tuần.
Trong thời gian thực hiện nghĩa vụ đó, Ji Min làm việc cùng với một thanh niên, người được cấp trên giao cho nhiệm vụ hậu cần như phân phát thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác cho các binh sĩ. Một điều thú vị là trong khi làm việc, anh bạn này sẽ có thêm nhiều cơ hội gặp gỡ các cô gái chưa lập gia đình. “Một vài trong số các cô đó thực sự xinh đẹp”, Ji Min nhớ lại quãng thời gian mình tham gia đào tạo quân sự hồi còn ở Triều Tiên. Anh đã trốn khỏi đó vào năm 2005.
Điều trớ trêu thay, người này lại dành nhiều sự quan tâm tới Ji Min hơn các cô gái đó. “Anh ta luôn đối xử với tôi thật tử tế. Và quả thực tôi cũng cảm thấy hơi siêu lòng trước sự quan tâm của anh bạn này”, Ji Min cho hay.
|
Đồng tính luyến ái luôn được coi là một vấn đề nhạy cảm và bí ẩn ở Triều Tiên. (Ảnh minh họa)
|
Thông qua câu chuyện trên, chúng ta sẽ liên tưởng tới tình yêu đồng tính, một vấn đề bí ẩn nhất trong quốc gia Bắc Á này. Ở nhiều nước phương Tây, đồng tính vẫn bị coi cấm kỵ. Vậy người dân Triều Tiên sẽ nhìn nhận điều này ra sao?
Sự nhầm lẫn này của Ji min thật không khó để thấy một thực tế rằng, người dân Triều Tiên chưa hề có sự hiểu biết đúng đắn về đồng tính. Chính phủ nước này cũng chưa hề đưa ra bộ luật nào để ngăn cấm những mối quan hệ đồng tính. Điều này chỉ được tiết lộ bởi những người đào ngũ. Họ sau đó thường thú nhận rằng họ chưa hề có bất kì tư tưởng nào về đồng tính cho tới khi họ tới Hàn Quốc hay Mỹ.
Hazel Smith, một quan sát viên theo dõi tình hình Triều Tiên ở Viện Wilson, cho biết đồng tính luyến ái hầu như không hề tồn tại ở Triều Tiên. “Đồng tính là vấn đề gần như không được công nhận cả trên pháp luật và đạo đức”. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa những người chưa kết hôn ở thế kỉ 20 vẫn tồn tại và phổ biến.
“Có thể, những người đó hay dính líu tới các quan hệ đồng tính trước hôn nhân. Nhưng mọi người lại không quan niệm đó là quan hệ về mặt tình dục, mà đơn giản đó chỉ là tình cảm về mặt vật lý mà thôi”, Smith chia sẻ. Cô cũng cho rằng rất có thể quan hệ đồng tính cũng diễn ra ở Triều Tiên, và đặc biệt nó cũng tồn tại ở thế giới tách biệt như quân đội chẳng hạn.
Mặt khác, chủ nghĩa cộng sản không khoan dung đối với những người đồng tính. Thậm chí, họ còn bị coi là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản suy đồi và vô đạo đức.
Và giống như các quốc gia khác trên thế giới, Triều Tiên luôn coi gia đình là trung tâm của đời sống xã hội. Vì vậy, mặc dù họ nhận biết mình là một người đồng tính, nhưng họ vẫn phải kết hôn với một người phụ nữ rồi sinh con. Trong khi đó, một số khác đã không lấy vợ và luôn bị mọi người coi như một đứa trẻ.
Triều Tiên vẫn duy trì xã hội tập thể, nơi những khát vọng của cá nhân thường được đặt sau nghĩa vụ đối với tổ quốc. “Tình yêu vốn được nhìn nhận như là một điều kiện tiền đề trong hôn nhân lại không hề được xem trọng ở Triều Tiên”, Smith nói.
Tuy nhiên, trái với quốc gia khác như Ả Rập Saudi, Iran, nơi đồng tính không hề tồn tại, hiến pháp của Triều Tiên ghi rõ “mọi công dân đều có quyền bình đẳng trong tất cả lĩnh vực của nhà nước và hoạt động xã hội”.
Hội Hữu Nghị Hàn Quốc, một tổ chức quốc tế hàng đầu, khẳng định “Triều Tiên công nhận nhiều cá nhân sinh ra đã bị đồng tính và coi đó là một đặc điểm di truyền. Họ không bao giờ là mục tiêu của sự đàn áp”.
Nhìn chung, những tuyên bố đó của Triều Tiên có vẻ nghe rất được lòng, song đằng sau các bài tuyên truyền, họ lại ám chỉ đồng tính là sản phẩm của chủ nghĩa đế quốc phương Tây.
“Tôi vẫn thường xuyên xem các tài liệu liên quan tới vấn đề đồng tính trong xã hội phương Tây, nơi coi đó là một hình thức điển hình”, B.R Myers, chuyên gia về Triều Tiên và là tác giả của cuốn sách bán chạy The Cleanest Race, cho biết.
Ông chỉ ra một đoạn cụ thể trong cuốn truyện ngắn xuất bản năm 2000 có tựa đề “Bão tuyết ở Bình Nhưỡng”, trong đó các cầu thủ Mỹ bị bắt đã xin quan hệ tình dục với kẻ bắt cóc người Triều Tiên. Lúc đó, những người Triều Tiên đã thẳng thừng từ chối với lí do “Những hành động đồi bại đó không được chấp nhận ở Triều Tiên”.
Trong khi đó, cơ quan thông tấn nhà nước KCNA rất ít khi đề cập tới chuyện này trên phương tiện truyền thông. Mỗi khi nói tới nó, thì hầu như họ chỉ ngầm chỉ trích Mỹ hay Nhật Bản mà thôi. Theo đó, họ thường coi đồng tính luyến ái là một nỗi hổ thẹn đối với quốc gia, một khái niệm cũng giống như các nô lệ tình dục Hàn Quốc bị lạm dụng trong thời gian Nhật chiếm đóng Hàn.
Vậy sẽ ra sao khi một người đồng tính tới thăm quan Triều Tiên trong vai trò một người du lịch? Vấn đề này sẽ được giải đáp bởi Simon Cockerll, Giám đốc công ty du lịch Koryo Tours có trụ sở ở Triều Tiên. Anh nói rằng mình luôn đưa khách đồng tính tới thăm Triều Tiên và kết quả anh nhận được sẽ là một điều ngạc nhiên.
Một khách du lịch đồng tính đã đến Triều Tiên nhiều lần xin phép xin giấu tên chia sẻ rằng, trong chuyến du lich mới đây nhất của mình, anh đã đi cùng hai hướng dẫn viên đi chu du khắp đất nước. Trong đó, nữ hướng dẫn viên xuất thân từ một gia đình ưu tú ở Bình Nhưỡng, người còn lại là một nam hướng dẫn viên chưa bao giờ rời khỏi đất nước. Anh này khá ngạc nhiên khi nhắc tới hai từ đồng tính.
“Tôi ủng hộ việc hai người đàn ông sống với nhau, và thật tốt đẹp khi họ quyết định trở thành những người bạn thân trong suốt cuộc đời”, một câu nói đáng chú ý của nữ hướng dẫn viên.
Thanh Nga (NK)