Tuy chưa thể xác định tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) có dính líu đến vụ nổ bom ở Bangkok hay không, nhưng có một điều rõ ràng là hiểm họa IS đã hiển hiện ở Đông Nam Á.
|
Một trại huấn luyện chiến binh nhí của phiến quân IS ở Đông Nam Á.
|
Các thành viên của tổ chức cực đoan
Nhà nước Hồi giáo IS có xuất xứ từ nhiều giai tầng xã hội khác nhau và khó bị phát hiện, không giống như các thành viên của tổ chức khủng bố Jemaah Islamiah (JI) có liên hệ với al-Qaeda.
Hồi đầu tháng này, Giám đốc Đơn vị đặc nhiệm Datuk Seri Akhil nói với báo The Straits Times ở Jakarta: "Khi bắt giữ lãnh đạo JI, chúng tôi có thể phân biệt ai là lãnh đạo và ai là các thành viên bình thường. Nhưng đối với IS, chúng ta không thể phân biệt giữa lãnh đạo và nhân viên , khi tổ chức này hoạt động theo đơn vị nhỏ lẻ bí mật”.
Trong khi nhận được giải thưởng dũng cảm vì có công làm tê liệt JI, ông Akhil nói: "IS nguy hiểm gấp bội JI".
Một quan chức chống khủng bố khác là Ayub Khan cho biết hầu hết các thành viên JI đến từ các trường tôn giáo và có độ tuổi từ 30 đến 40. Ông này nói: “Cảnh sát dễ dàng phát hiện các thành viên JI hơn. Trong khi đó, các thành viên IS có thành phần rất đa dạng. Người ta khó có thể xác định các phần tử này. Một trong số thành viên IS là trẻ vị thành niên và có độ tuổi từ 12 đến 17 tuổi.
Việc gia nhập JI không phải là dễ dàng. Các tân binh được lựa chọn rất cẩn thận và phải thực hiện lời thề trung thành với cấp trên. Trong trường hợp IS, các thành viên chỉ cần cam kết trung thành thông qua Internet”.
Trong số 10 kẻ bị tình nghi là thành viên IS mà cảnh sát Malaysia bắt giữ ngày 19/8, có một nữ công chức 42 tuổi kết hôn với người chồng là phiến quân IS người Syria, thông qua Skype.
Năm ngoái, một nữ sinh viên 27 tuổi của trường Đại học Limkokwing ở Selangor cũng kết hôn với một phiến quân IS thông qua Skype. Cô này đã bị bắt và sau đó được thả vì cảnh sát không có đủ bằng chứng để buộc tội.
Cả hai trường hợp nói trên cho thấy tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo hiện diện trực tuyến liên tục , khi IS cố gắng tuyển người tham gia cuộc chiến ở Iraq và Syria.
Để tránh bị phát hiện, đám tân binh IS tránh đi du lịch trực tiếp từ Malaysia đến Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) mà đi đường vòng đến Jakarta hoặc Bali, sau đó đến Istanbul và cuối cùng vào Syria.
Đến nay, 66 công dân Malaysia đang ở Syria và 121 người khác đã bị bắt giữ vì nghi ngờ liên quan đến Nhà nước Hồi giáo IS.
Các công dân Indonesia muốn đầu quân cho IS cũng sử dụng chiến thuật tương tự. Họ đi từ Jakarta đến Kuala Lumpur và sau đó mua vé đến Istanbul.
Malaysia và Indonesia đang chia sẻ thông tin tình báo với nhau để ngăn chặn dòng chảy các tân binh IS, nhưng vẫ có nhiều phần tử lọt lưới.
Giáo sư Bilveer Singh của Đại học Quốc gia Singapore nói rằng bê bối chính trị hiện nay ở Malaysia đang amng lịa cho IS một cơ hội tốt để tấn công. Tình trạng này khiến các cơ quan tình báo, quân sự và cảnh sát “bị phân tâm”.
Minh Châu (Theo The Straits Times)