Moldova, Gruzia và Ukraine dựa trên quyết định độc lập của mình, đã ký kết thỏa thuận về hợp tác với EU, còn Nga đang gây khó khăn cho ba nước này, bà Merkel tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với báo Welt am Sontag.
"Cả ba nước láng giềng của Đức ở Đông Âu bao gồm Moldava, Ukraine và Gruzia đã có quyết định ký hiệp ước với liên minh châu Âu và cả ba nước đó đều bị Nga làm khó dễ", Thủ tướng Đức cho hay.
Bà Merkel cũng bày tỏ sẵn sàng cung cấp viện trợ quân sự cho Estonia, Latvia và Litva trong trường hợp cần thiết.
Thủ tướng Đức nhấn mạnh việc các nước NATO cần phải tuân theo Điều 5 của Hiệp ước NATO, hay nói cách khác, thực hiện hỗ trợ cho tất cả các đối tác trong liên minh.
Ngoài ra, Thủ tướng Đức tuyên bố về tính đúng đắn của những hành động mà Liên minh châu Âu đã thực hiện trong quan hệ với Nga xung quanh tình hình ở Ukraine.
Theo bà, Nga đang vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine, không tuân thủ những điều kiện của Bản Ghi nhớ Budapest năm 1994.
|
Thủ tướng Đức Angela Merkel. |
Tuy nhiên, dường như bà Merkel đã quên một số điều khi lên án Moscow.
Các tài liệu giải mật của Mỹ mô tả, chính quyền Tổng thống George H. W. Bush (Bush cha) và các đồng minh lúc đó rất quyết tâm thuyết phục giới lãnh đạo Liên Xô rằng, trật tự châu Âu hậu Chiến tranh Lạnh sẽ “chấp nhận được” cho cả hai bên, với điều kiện Liên Xô chịu tiết giảm ảnh hưởng ở châu lục và đổi lại là việc NATO đóng băng tiến trình mở rộng, kết nạp thành viên mới.
Cụ thể, q
uan điểm rõ ràng nhất được thể hiện trong cuộc gặp giữa hai Ngoại trưởng Xô - Mỹ hôm 9/2/1990. Các tài liệu giải mật của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, ông Baker đã hứa rằng “ảnh hưởng và lực lượng của NATO sẽ không di chuyển về phía đông”. Thủ tướng CHLB Đức Helmut Kohl ngay lập tức đã có một cam kết “y chang” trong cuộc gặp với lãnh đạo Liên Xô tại Moscow một ngày sau đó.
Nhưng dường như Mỹ và các đồng minh đã quên các lời hứa này. Cuộc khủng hoảng ở Moldova, Gruzia và Ukraine chính là hệ quả của việc Mỹ và NATO bội ước.
Song Tử (tổng hợp)