"Trong khi ở châu Á-Thái Bình Dương không có bất kỳ kiến trúc thỏa thuận pháp lý, ở khu vực này đang tiếp tục cuộc chạy đua vũ trang toàn diện, tăng cường các hình thức chủ nghĩa dân tộc cực đoan, xuất hiện các cuộc xung đột giữa các quốc gia", đó là một đoạn trong bản báo cáo do các chuyên gia từ Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược của Anh chuẩn bị.
Văn kiện vẽ một bức tranh rất đáng lo ngại đang hình thành tại khu vực năng động nhất và đông dân cư nhất trên thế giới.
Theo số liệu của bản báo cáo, tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương chi tiêu quân sự đang gia tăng nhanh nhất. Mỹ đứng thứ nhất về chi tiêu quân sự, vị trí thứ hai thuộc về Trung Quốc, và Nhật Bản đứng thứ ba. Các nước khác trong khu vực cũng dành rất nhiều tiền cho quốc phòng.
|
Ảnh: ru.wikipedia.org. |
Theo các tác giả của báo cáo, đặc điểm của tình hình hiện nay trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là chủ nghĩa dân tộc đang tăng lên ở các nước - chẳng hạn như Trung Quốc. Bắc Kinh tin vào tính độc đáo của mình trong khi nước này đang tích cực phát triển kinh tế và tăng trưởng GDP. Hành vi của Trung Quốc trong khu vực trở thành ngày càng tự tin hơn, mà điều đó không thể không gây ra sự lo ngại của các nước láng giồng.
Ở các quốc gia Đông Nam Á, chủ nghĩa dân tộc cũng gia tăng mạnh mẽ. Nhiều người giải thích điều đó bởi sự nổi lên của Trung Quốc. Ở khu vực này người ta vốn không thích Trung Quốc, tuy nhiên, thời gian gần đây phong trào chống Trung Quốc đã tăng cường đặc biệt mạnh mẽ.
Liệu có thể nói rằng, ở châu Á có nguy cơ bùng nổ chiến tranh hay không? Sau đây là ý kiến của Phó Viện trưởng Viện Chính trị và phân tích quân sự Aleksandr Khramchikhin: "Tình hình là rất nghiêm trọng, và không nên hy vọng rằng, mọi vấn đề sẽ biến mất. Các quốc gia thấy rằng, Mỹ không có ý định bảo vệ quyền lợi của thậm chí các nước đồng minh nếu có nguy cơ đe dọa sự mất mát của bản thân Mỹ. Và tất nhiên Mỹ không có ý định chiếu đấu chống lại Trung Quốc. Đó là lý do tại sao ở khu vực này tiếp tục cuộc chạy đua vũ trang.
Ngoài ra, như đã rõ, trung tâm sức hấp dẫn trên thế giới đang di chuyển tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ở khu vực này có các nền kinh tế và các quân đội mạnh nhất thế giới. Có khả năng, chính các nước này sẽ bắt đầu phân phối lại sức mạnh trong khu vực, và sau đó, có lẽ, trên quy mô lớn hơn. Chắc là, các mối quan hệ kinh tế vững chắc không thể ngăn chặn sự đối đầu quân sự. Trước thềm cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai, tất cả các quốc gia cũng đã có quan hệ kinh tế vững chắc, nhưng, điều đó đã không ngăn chặn họ tham gia chiến tranh".
Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm địa chính trị của Nga Vladimir Anokhin có ý kiến khác về vấn đề này: "Thế giới đang bước vào một giai đoạn mới, đang trở thành đa cực, nhiều mặt. Khi một quốc gia lên mức độ phát triển kinh tế cao, thì nước này muốn trở thành cầu thủ chính trị tích cực hơn. Tăng trưởng kinh tế luôn đi kèm với sức mạnh quân sự đang tăng lên. Tôi hiểu những nỗi lo sợ của Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước khác đối với Trung Quốc, nhưng, đó là quá trình tiến hóa, một quá trình địa chính trị bình thường.
Thế giới đang bước vào giai đoạn mới. Động lực của các quá trình xã hội, kinh tế và quân sự-chính trị đang gia tốc, các mâu thuẫn trở thành gay gắt hơn. Mặt khác, mọi người đều hiểu rằng, cuộc xung đột quân sự trong khu vực không thể giải quyết bất cứ vấn đề có lợi cho một bên. Vì thế, các quốc gia dù có mâu thuẫn nhưng sẽ chỉ như hai con mèo gầm gừ ''chiến'' nhau, nhưng không phát động một cuộc chiến lớn...".
Trong khi đó, đa số người trong khu vực châu Á-TBD lo ngại rằng, các cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc có thể dẫn đến chiến tranh. Theo cuộc thăm dò dư luận do công ty tư vấn Pew Research thực hiện ở 11 quốc gia, phần lớn người dân của các nước đó rất lo ngại trước nguy cơ bùng nổ cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc.
Tại Philippines, 93% người được hỏi ý kiến lo sợ nguy cơ chiến tranh với Trung Quốc, ở Nhật Bản - 85%, ở Hàn Quốc - 83%, ở Ấn Độ - 72%, ở Malaysia - 66%, ở Indonesia - 52%. Còn ở Trung Quốc thì 62% người được hỏi ý kiến nói rằng, những cuộc xung đột xung quanh các vùng lãnh thổ tranh chấp có thể leo thang thành chiến tranh.
Tình hình càng trầm trọng hơn vì ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương không có cơ chế thỏa thuận và pháp luật hoạt động hiệu quả. Vấn đề an ninh được thảo luận ở các cấp độ khác nhau và trong các định dạng khác nhau, nhưng, cho đến nay vẫn chưa có văn kiện mang tính chất ràng buộc pháp lý. Do đó, các nước trong khu vực tiếp tục gia tăng chi tiêu quân sự, mà không có trách nhiệm báo cáo với các nước láng giềng hoặc ít nhất giới thiệu công khai hoạt động này.
PV (theo VOR)