Do đó, không có gì bất ngờ khi thông tin về thảm kịch MH17 được công bố, truyền thông Mỹ vội vàng đổ lỗi cho Nga mặc dù chưa có một cuộc điều tra nào được thực hiện.
Ngay lập tức khi tin tức về thảm cảnh được lan truyền rộng rãi, một cuộc tấn công truyền thông chưa từng có đổ dồn về phía Nga. Ông Rod Dreher, biên tập viên lâu năm ở tờ The American Conservative, bất ngờ đe dọa Nga khi tuyên bố rằng: “Nếu có bất kì liên quan nào đến tội ác này, Nga sẽ phải trả giá đắt trước cộng đồng quốc tế”.
Tờ Thời báo Mỹ miêu tả sự kiện này như thể nó đã thu được bằng chứng thuyết phục về tội lỗi của Nga. Sau khi trích dẫn cơ quan tình báo Mỹ và các quan chức Ukraine, tờ này công bố một cuộc ghi âm chưa được xác nhận, chứng minh sự tham gia của quân nổi dậy trong vụ bắn rơi MH17.
|
Các phóng viên quốc tế tác nghiệp trong ngày quân ly khai đông Ukraine bàn giao các hộp đen MH17 cho các quan chức quốc tế.
|
Lưu ý,
Tờ Thời báo Mỹ không đã không nói rõ rằng, MH17 bị bắn hạ bởi hệ thống tên lửa Buk của Nga. Tuy nhiên, hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn được sản xuất ở Nga từ thời Liên Xô, nhưng cả quân đội Nga và Ukraine đều sở hữu loại vũ khí này. Dựa trên sự thật này, khái niệm của giới truyền thông Mỹ là “Ông Putin không phủ nhận rằng vũ khí làm từ Nga đã bắn rơi máy bay Malaysia” là sai lầm và vô lý. Tờ
Thời báo Mỹ tin rằng quân nổi dậy ở Ukraine hoặc là lực lượng của Nga đã tiến hành vụ phóng tên lửa, mặc dù “các dữ liệu giám sát vệ tinh ghi lại điểm cuối cùng của quỹ đạo bay và va chạm của tên lửa, nhưng không chỉ ra điểm bắt đầu.”
Trong khi đó. mục quốc tế trên tạp chí National Interest lại chỉ ra sự tương đồng giữa vụ tai nạn MH17 và sự khởi đầu của Chiến tranh Thế giới 1: “Nếu việc bắn rơi máy bay MH17 trên Ukraine là cố ý và được thực hiện từ trên lãnh thổ Nga hay bởi quân ly khai, thì Nga và phương Tây sẽ tiến gần tới một cuộc đối đầu giống như sự kiện hồi tháng 8/1914”.
Tờ tạp chí trích dẫn lời của Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cảnh cáo Nga như sau: “Nó sẽ là cánh cửa để chúng tôi hỗ trợ và cung cấp cho Ukraine các vũ khí phòng thủ cũng những biện pháp trừng phạt đối với Nga”.
Tuy nhiên, một điều khá thú vị rằng, nguồn tin của cánh báo chí Mỹ thậm chí còn không đề cập đến khả năng quân đội Ukraine cũng có thể có trách nhiệm về thảm họa MH17 này. Phán quyết, được đưa ra bởi biên tập viên của tờ National Interest Jacob Heilbrunn, là quân nổi dậy (được hỗ trợ bởi chính phủ Nga) đã bắn rơi chiếc máy bay MH17 “nhằm làm trầm trọng cuộc đối đầu giữa Nga với phương Tây” hoặc “chỉ là nhầm lẫn”.
Những nhà phân tích chính trị của Mỹ và các chuyên gia than vãn về thất bại của Mỹ trong cuộc chiến thông tin với Nga cách đây vài tuần, giống như IIan Berman, người đã kêu gọi Washington bắt đầu một cuộc chiến thông tin quy mô lớn nhằm chống lại Nga.
Trái với cách tiếp cận một chiều như đại đa số các tờ báo Mỹ, trang Washington Times cho thấy một cách tiếp cận cân bằng với thảm kịch này. Trong bài viết “Viên đạn trên bầu trời: Máy bay rơi làm dấy lên căng thẳng giữa Nga và Ukraine”, cây bút Dave Boyer nhấn mạnh rằng, đoạn băng ghi âm “cuộc đối thoại của quân nổi dậy” được đưa ra bởi cơ quan tình báo Ukraine là chưa được chứng thực. Ông nói thêm rằng, vũ khí của quân nổi dậy thực sự không có khả năng bắn mục tiêu cách xa chừng 5 km, huống chi máy bay MH17 lúc gặp nạn lại đang di chuyển ở độ cao 10 km.
Trích lời nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh Igor Sutyagin, ông Dave Boyer đã chỉ ra rằng cả quân đội Ukraine và Nga đều sở hữu hệ thống tên lửa Buk.
Sau một tuần tấn công Nga mà không có bằng chứng xác thực, các quan chức an ninh Mỹ đã phải thừa nhận rằng họ không có đủ bằng chứng về việc Nga trực tiếp liên quan đến việc bắn rơi máy bay MH17. Hơn nữa, một quan chức Mỹ giấu tên gợi ý rằng, MH17 có thể bị bắn rơi một cách nhầm lẫn, thêm vào rằng họ có thể chắc chắn rằng, quân nổi dậy đã bắn quả tên lửa đó.
Ngày 21/7, Bộ trường Bộ Quốc phòng Nga đưa ra những dữ liệu từ radar và vệ tinh mà họ ghi lại được vào ngày 17/7, miêu tả những khoảnh khắc cuối cùng của MH17 trước khi rơi. Còn người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf lại trưng ra một đoạn video trên Youtube và những trang mạng xã hội để chứng minh sự can dự của Nga vào vụ máy bay MH17.
Quả nhiên, những nỗ lực nhằm bôi nhọ Nga của giới truyền thông Mỹ đã phát huy tác dụng. Điển hình, Liên minh châu Âu (EU) đang bàn bạc đến những lệnh trừng phạt kinh tế tiếp theo. Căng thẳng giữa Nga và phương Tây tiếp tục leo thang.
Nguyễn Trung