Mỹ sẽ mắc nhiều sai lầm chiến lược hơn Trung Quốc

Google News

(Kiến Thức) - Các thế mạnh của hệ thống đối nội là lý do chính khiến  Mỹ thường mắc những sai lầm trong chính sách đối ngoại.

Điểm yếu trong chính sách đối ngoại của Mỹ
Khi cuộc đấu Mỹ-Trung tăng cao, một câu hỏi thú vị đặt ra đó là: ai sẽ mắc sai lầm chiến lược nhiều hơn hoặc có nhiều khả năng mắc sai lầm chiến lược. Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ phần nào giúp chúng ta xác định được ai là người chiến thắng và có thể định hình trật tự thế giới theo ý muốn của họ.
Tuy nhiên, một cách bất ngờ, nước Mỹ lại chính là quốc gia dễ bị mắc sai sót chiến lược “chết người” hơn so với Trung Quốc. Sự bất ngờ ở đây đó là, từ lâu mọi người vẫn đánh giá Mỹ là một siêu cường duy nhất và mạnh mẽ hơn nhiều so với Trung Quốc.
Chủ tịch Tập Cận Bình (phải) và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong Đối thoại Trung-Mỹ ngày 9/7 ở Bắc Kinh.
Giải thích cho sự trớ trêu này, các chuyên gia đã lật lại hồ sơ về chính sách đối ngoại của Mỹ và Trung Quốc trong vòng 20 năm qua cũng như những năm sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. 
Giáo sư ngành Quan hệ quốc tế thuộc ĐH Harvard, Stephen Walt chỉ ra, các quyết định sai lầm thường được các cường quốc đưa ra. Điển hình, cuộc chiến Iraq là bài học sáng giá dành cho Mỹ và cũng như cuộc chiến Afghanistan. Quan trọng hơn, dù Washington đã phải đổ số tiền không nhỏ cũng như hàng nghìn người thiệt mạng trong suốt 2 cuộc chiến này, nhưng đến nay Iraq và Afghanistan vẫn còn là một mớ hỗn độn. Chưa kể, Iraq còn hiện lo đối phó với Nhóm Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL). Sẽ là sai lầm lớn nhất của Mỹ nếu Trung Quốc và Nga (hai quốc gia đối đầu với họ) lập ra liên minh.
Chính sách đối ngoại của Mỹ có hai vấn đề chính: sự phân chia bè phái với các nhân tố chủ chốt/ các nhóm lợi ích có nhiều ảnh hưởng; tư tưởng tự do bành trướng.
Ở điều đầu tiên, sự phân chia bè phái trong chính sách đối ngoại của Mỹ thể hiện một cách cụ thể đó là, một nhóm nhỏ của các thành phần bảo thủ có tư tưởng ủng hộ cuộc chiến tranh Iraq lãng phí tiền của và rất tốn kém. Không may cho nước Mỹ, họ không thể hạn chế ảnh hưởng của các cá nhân hay các nhóm lợi ích khác. Ví dụ, Quốc hội Mỹ đã không phê chuẩn UNCLOS vì lo sợ lợi ích của họ bị ảnh hưởng mặc dù nhiều quan chức quân đội và chính trị ủng hộ điều này. Rõ ràng, vụ việc này có bàn tay của một số lượng nhỏ các Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa. Họ cực lực phản đối bất kỳ hiệp ước quốc tế nào bởi lẽ họ sợ các điều khoản trong đó sẽ làm suy yếu chủ quyền của Mỹ.
Còn vấn đề thứ 2 đó chính là nỗi ảm ảnh thúc đẩy dân chủ ra nước ngoài trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Trong khi thúc đẩy dân chủ là một mục tiêu tốt đẹp, nhưng cách làm của Mỹ lại có vấn đề. Họ thường sử dụng vũ lực để làm điều này. Các học giả chỉ ra, sự can thiệp quân sự không thể tạo ra nền dân chủ bền vững. Có lẽ, Mỹ quá tham vọng và cũng quá nôn nóng. Bây giờ họ cần kiềm chế lại, một trong những chiến lược gia nổi tiếng lập luận. Không may một lần nữa, sự kiềm chế sẽ không bao giờ được lựa chọn nhiều trừ phi Mỹ muốn nhận một thảm bại.
Trung Quốc tỏ rõ hiệu quả trong chính sách nước ngoài của mình trong 30 năm qua
Ngược lại, hệ thống chính sách đối ngoại của Trung Quốc lại chặt chẽ và có tầm nhìn dài hơi. Chính sự tăng trưởng nhanh chóng và liên tục của Trung Quốc trong 30 năm qua là minh chứng chứng minh cho sự hiệu quả của chính sách này. Không giống như Mỹ, không có nhóm lợi ích nào có thể tác động tới chính sách đối ngoại của Bắc Kinh mặc dù trong nhiều năm trở lại đây, nhiều nhân vật (thường là các ông chủ lớn của những doanh nghiệp nhà nước) đóng vai trò quan trọng trong chính sách trên.
Các binh sĩ Mỹ tuần tra làng Shabila Kalan, Zabul, Afghanistan hồi tháng 11/2009.
Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc vẫn duy trì kiểm soát chặt chẽ hơn và có thể loại bỏ các ông chủ lớn của các doanh nghiệp quốc doanh bất cứ lúc nào. Thêm vào đó, các lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc thường tại vị trong khoảng 10 năm, dó đó họ có thể thực hiện các kế hoạch dài hạn. Quan trọng nhất, họ hiểu được giá trị của sự kiên nhẫn khi họ có xu hướng áp dụng các cải cách dần dần, thay vì các cải cách bùng nổ để thúc đẩy lợi ích quốc gia của dân tộc mình.
Không có hệ thống chính trị nào là hoàn hảo cả. Bất cứ hệ thống nào cũng cần cải cách liên tục. Hiện, hệ thống chính trị của Trung Quốc tiến hành các cải cách quan trọng. Trong khi đó, hệ thống của Mỹ lại mắc kẹt trong sự bế tắc chính trị. Trừ phi Mỹ không bắt đầu cải cách nhanh chóng, nhiều sai lầm chiến lược trong chính sách đối ngoại sẽ không còn là điều xa vời đối với họ nữa.
Thanh Nga (theo DP)