Nga chẳng dại gì mà “xâm lược” Ukraine

Google News

Trước căng thẳng Nga - Ukraine gần đây, ông Simon Saradzhyan khẳng định, Nga không muốn hay ít nhất là cũng chưa muốn tấn công trực tiếp Ukraine.

Căng thẳng Nga - Ukraine gần đây gây lo ngại rằng Moscow sẽ tấn công Kiev. Tuy nhiên, theo chuyên gia Simon Saradzhyan thuộc Trung tâm Belfer về Khoa học và các Vấn đề Quốc tế, Đại học Harvard, xâm lược Ukraine chẳng giúp gì cho các mục tiiêu của Nga
Sau khi kiểm tra các báo cáo về việc Nga cáo buộc Ukraine định tấn công khủng bố Crimea hôm 7/8 và những phản ứng của Nga sau vụ việc đó, ông Simon Saradzhyan khẳng định, Nga không muốn hay ít nhất là cũng chưa muốn tấn công trực tiếp Ukraine.
Ông cho rằng, dù lực lượng ly khai thân Nga ở Donbass, miền Đông Ukraine có thể gia tăng các hành động bạo lực, nhưng khả năng Nga tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện như các nhà lãnh đạo Ukraine đang lo sợ sẽ không xảy ra.
Những ẩn số
Nhiều nghi vấn về vụ việc hôm 7/8 ở Crimea vẫn chưa được giải pháp. Simon Saradzhyan đặt câu hỏi: Liệu Ukraine có ý định tấn công khủng bố Crimea như phía Nga cáo buộc hay không hay các mật vụ Nga đã bắt cóc một công dân Ukraine vô tội, buộc tội sai anh ta như phía Ukraine tố cáo? Moscow tỏ ra mạnh mẽ hơn trong các lời cáo buộc. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định, âm mưu khủng bố Crimea của Ukraine có những bằng chứng không thể chối cãi được. Tuy nhiên, Kiev vẫn tiếp tục phủ nhận.
Nga chang dai gi ma “xam luoc” Ukraine
Một xe quân sự của Nga đang tiến hành tập trận.
Sự tranh cãi giữa Moscow và Kiev về vụ việc trên khiến cho truyền thông thế giới lên tiếng cảnh báo rằng, một cuộc chiến có thể nổ ra giữa Nga và Ukraine. Ngày 10/8, tờ Independent của Anh có bài: "Ông Putin đang tìm cách để biện minh cho một cuộc chiến tranh”. Ngày 18/8, chuyên gia về Nga Owen Matthews cũng đặt câu hỏi trên tờ Politico: “Đây có phải là sự khởi đầu cho một chiến dịch quân sự khác của Nga?”.
Thật vậy, phản ứng của Nga đối với sự cố đã khiến nhiều nhà báo và chuyên gia tin rằng chiến tranh sắp nổ ra. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phản ứng rất mạnh mẽ khi thề rằng Nga sẽ có "biện pháp bổ sung nghiêm túc" để đảm bảo an toàn cho các cơ sở hạ tầng và công dân Crimea. Ông nói hành động của Kiev là "ngu ngốc" và là một "tội ác". Ông cũng tuyên bố từ chối tham dự cuộc đàm phán hòa bình về Ukraine dự kiến diễn ra vào tháng tới. Nhiều nhà lãnh đạo cấp cao khác của Nga cũng tỏ ra rất tức giận. Thủ tướng Dmitry Medvedev cảnh báo sẽ cắt đứt mối quan hệ ngoại giao với Ukraine, trong khi Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố tập trận tại Biển Đen và Địa Trung Hải. Thậm chí, một nguồn tin thân cận với Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Moscow có thể sẽ để mặc các lực lượng của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng gia tăng bạo lực ở miền Đông Ukraine.
Ngoài ra còn có thông tin Nga triển khai thêm quân ở gần Donetsk. Báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Mỹ cho hay:” Việc Nga đang triển khai quân sự liên tục ở sát biên giới Ukraine có thể là dấu hiệu cho thấy nước này đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột quân sự”.
Nga chang dai gi ma “xam luoc” Ukraine-Hinh-2
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Không có chuyện Nga sẽ xâm lược Ukraine?
Tuy nhiên, theo ông Simon Saradzhyan , mặc dù không gì là không thể xảy ra nhưng không có khả năng Nga xâm lược toàn diện Ukraine vì điều đó chẳng mang lại được lợi ích gì cho Nga và cho những tính toán của các nhà lãnh đạo Nga. Mục tiêu tối thiểu của các nhà lãnh đạo Nga ngay từ đầu cuộc xung đột và có giá trị cho đến tận bây giờ là “tình trạng quân sự - chính trị trung lập của Ukraine”. Hơn nữa, việc Nga xâm lược Ukraine sẽ gây bất lợi đến hình ảnh của Nga ở các nước láng giềng, thậm chí khiến cả những nước có tư tưởng trung lập nghiêng sang phương Tây.
Ông Simon cho rằng, Moscow có thể đưa xe tăng tới Kiev để buộc chính phủ Ukraine từ chức và thay thế bằng một chính phủ khác thân Nga. Tuy nhiên, Nga cũng sẽ không làm vậy bởi đó là sẽ cái cớ để phương Tây áp đặt những “cái giá” rất đắt cho Nga.
Theo ông, dù có đúng là Nga đã tạo ra cái cớ ở Crimea hôm 7/8 thì Nga cũng sẽ chỉ dừng lại ở mức kích động lực lượng ly khai tăng cường các hoạt động vi phạm lệnh ngừng bắn Minsk 2. Thực tế là, vài ngày qua, cả quân chính phủ và quân ly khai đều đang cáo buộc nhau sử dụng lại các vũ khí hạng nặng. Nếu tình trạng leo thang trên đúng là do phía Moscow kích động thì đây là dấu hiệu cảnh báo Kiev rằng cuộc xung đột ở miền Đông không hề bị “đóng băng” và rằng Moscow muốn Kiev thực hiện các yêu cầu của Nga về Donbass trong Minsk 2.
Nga chang dai gi ma “xam luoc” Ukraine-Hinh-3
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cảnh báo sẽ cắt đứt mối quan hệ ngoại giao với Ukraine.
Hơn nữa, ông Simon tin rằng, chưa nói đến chiến tranh toàn diện, các nhà lãnh đạo Nga thậm chí còn không muốn có một cuộc tấn công nào ở Donbass có quy mô lớn như đợt phản công hồi tháng 8/2014 tại Ilovaisk bởi điều đó sẽ “chôn” mọi hy vọng của Nga về việc được Liên minh châu Âu (EU) gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt dự kiến sẽ hết hạn vào tháng 1/2017 tới. Một cuộc tấn công như vậy không chỉ chẳng có lợi gì cho Nga mà còn giúp Ukraine thu hút hay phục hồi sự ủng hộ từ các nước phương Tây.
Ngược lại, nếu Nga đảm bảo không có sự leo thang căng thẳng lớn ở Donbass và xác lập những bằng chứng xác đáng về việc Ukraine có âm mưu khủng bố ở Crimea, thì các nước phương Tây có khả năng phải gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Nga và yêu cầu Ukraine thực hiện đầy đủ thỏa thuận hòa bình Minsk 2, trong đó bao gồm cả việc liên bang hóa Ukraine.
Ông Simon nhấn mạnh, phản ứng của Nga đối với vụ việc hôm 7/8 ở Crimea, bao gồm cả những lời lẽ hiếu chiến và triển khai quân, là nhằm báo hiệu cho Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko rằng ông cần phải bắt đầu thực hiện Minsk 2 để Donbass có thể tái hòa nhập vào Ukraine như một khu vực tự chủ, gây trở ngại cho nỗ lực gia nhập NATO của Ukraine.
Trong khi đó, ông Poroshenko rõ ràng không hài lòng với một chiến thuật như vậy khi vừa phớt lờ một số nghĩa vụ quan trọng của Kiev theo Minsk 2 vừa đổ lỗi cho Moscow về việc ly khai đã không thực hiện thỏa thuận đó. Nhiều người ở Kiev xem tình hình đóng băng ở Donbass là một trở ngại đối với Nga. Moscow phải gồng gánh hỗ trợ Donbass nhưng khu vực này lại không được tham gia trực tiếp vào chính trị của Ukraine.
Tuy nhiên, ông Simon cho hay, nếu các nhà lãnh đạo Ukraine tiếp tục bỏ qua những tín hiệu của Nga thì Moscow cuối cùng sẽ kích động căng thẳng lớn hơn ở Donbass để gây áp lực, buộc Kiev thực hiện đầy đủ Minsk 2.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.
Theo Infonet